Etelis coruscans

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Etelis coruscans
E. evurus (= E. coruscans)
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Etelis
Loài (species)E. coruscans
Danh pháp hai phần
Etelis coruscans
Valenciennes, 1862
Danh pháp đồng nghĩa

Etelis coruscans là một loài cá biển thuộc chi Etelis trong họ Cá hồng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1862.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh coruscans trong tiếng Latinh có nghĩa là “rực rỡ; nóng bỏng”, hàm ý đề cập đến le Vivaneau flame, tên thông thường của loài cá này ở Réunion, nơi mà mẫu định danh được thu thập, do chúng có màu đỏ rực như lửa.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

E. coruscans có phân bố rộng rãi trên vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Đông Phi dọc xuống Nam Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii, quần đảo Samoaquần đảo Marquises, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến Úc (gồm cả đảo Lord Howe) và quần đảo Kermadec.[3] Loài này cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam, bao gồm quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[1]

E. coruscans sống gần các rạn san hô và mỏm đá trên vùng thềm lục địarìa lục địa, độ sâu trong khoảng 45–500 m.[4]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở E. coruscans lên đến 120 cm,[4] thường bắt gặp với kích thước khoảng 50 cm.[5] Loài này có màu hồng sẫm đến đỏ ở lưng và thân trên, thân dưới và bụng màu hồng nhạt dần hoặc trắng, còn các vây màu hồng đỏ. Thùy đuôi trên trở nên dài ra khi chúng lớn lên.

Có hai hình thái ở E. coruscans: đuôi dài và đuôi ngắn. Cả hai dạng này đều xuất hiện ở vùng biển Fiji, nhiều khả năng chiều dài vây đuôi biểu hiện cho sự dị hình giới tính.[5]

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số vảy đường bên: 47–50.[5]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của E. coruscans là cá nhỏ và những loài thủy sinh không xương sống lớn như mực, tômcua, cũng bao gồm cả những loài sống đuôisinh vật phù du.[1]

Hai loài sán lá đơn chủ của chi Lagenivaginopseudobenedenia (La. etelisLa. tinrowi) đều ký sinh trên vật chủ là các loài Etelis, cụ thể là Etelis carbunculus, nhưng La. etelis cũng đã được tìm thấy trên E. coruscans.[6]

Mùa sinh sản của E. coruscans diễn ra quanh năm, mà đỉnh điểm là vào mùa hè như đã được ghi nhận ở Hawaii và Vanuatu.[7] Còn ở Nhật, mùa sinh sản của E. coruscans ước tính diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11.[8]

E. coruscans là loài có tuổi thọ cao, có thể sống đến khoảng 50–55 tuổi.[9][10]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

E. coruscans là một loại cá thực phẩm quan trọng ở nhiều nơi, chẳng hạn như Nhật.[1] Có ghi nhận là E. coruscansEtelis carbunculus bị đánh bắt quá mức ở khu vực đảo chính của quần đảo Hawaii vào năm 1998.[11]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Russell, B.; Smith-Vaniz, W. F.; Lawrence, A.; Carpenter, K. E.; Myers, R. & Thaman, R. (2016). Etelis coruscans. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T194382A2327142. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T194382A2327142.en. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Etelis coruscans. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Etelis coruscans trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  5. ^ a b c William D. Anderson & Gerald R. Allen (2001). “Lutjanidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 5. Bony fishes part 3. Roma: FAO. tr. 2858. ISBN 92-5-104302-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Justine, Jean-Lou; Beveridge, Ian; Boxshall, Geoffrey A; Bray, Rodney A; Miller, Terrence L; Moravec, František; Trilles, Jean-Paul; Whittington, Ian D (2012). “An annotated list of fish parasites (Isopoda, Copepoda, Monogenea, Digenea, Cestoda, Nematoda) collected from Snappers and Bream (Lutjanidae, Nemipteridae, Caesionidae) in New Caledonia confirms high parasite biodiversity on coral reef fish”. Aquatic Biosystems. 8: 22. doi:10.1186/2046-9063-8-22. ISSN 2046-9063. PMC 3507714. PMID 22947621.
  7. ^ Sumpton, Wayne D.; McLennan, Mark F.; Campbell, Matthew J.; Kerrigan, B. (2013). Assessing technology changes and risks to the sustainable management of deepwater line fisheries in southern Queensland : final report (PDF). State of Queensland. Department of Agriculture, Fisheries and Forestry. tr. 15. ISBN 978-0-7345-0431-9.
  8. ^ Uehara, Masato; Ebisawa, Akihiko; Ohta, Itaru (2018). “Reproductive traits of deep-sea snappers (Lutjanidae): Implication for Okinawan bottomfish fisheries management”. Regional Studies in Marine Science. 17: 112–126. doi:10.1016/j.rsma.2017.12.002. ISSN 2352-4855.
  9. ^ Uehara, Masato; Ebisawa, Akihiko; Ohta, Itaru (2020). “Comparative age‐specific demography of four commercially important deep‐water snappers: implication for fishery management of a long‐lived lutjanid”. Journal of Fish Biology. 97 (1): 121–136. doi:10.1111/jfb.14332. ISSN 0022-1112.
  10. ^ Andrews, Allen H.; Brodziak, Jon; DeMartini, Edward E.; Cruz, Eric (2020). “Long-lived life history for onaga Etelis coruscans in the Hawaiian Islands”. Marine and Freshwater Research. 72 (6): 848–859. doi:10.1071/MF20243. ISSN 1448-6059.
  11. ^ Moore, Cordelia H.; Drazen, Jeffrey C.; Kelley, Christopher D.; Misa, William F. X. E. (2013). “Deepwater marine protected areas of the main Hawaiian Islands: establishing baselines for commercially valuable bottomfish populations” (PDF). Marine Ecology Progress Series. 476: 167–183. doi:10.3354/meps10132. ISSN 0171-8630.