Ghế văn phòng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ghế văn phòng có khả năng xoay và điều chỉnh độ cao, góc độ tựa lưng phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng.

Ghế văn phòng, hay còn gọi là ghế làm việc[1], là loại ghế được thiết kế riêng để sử dụng tại bàn làm việc trong văn phòng.[2][3][4] Nhu cầu sử dụng ghế văn phòng xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 19 khi ngày càng nhiều công nhân làm việc tại bàn. Do đó, nhu cầu về loại ghế chuyên dụng cho công việc này cũng ngày càng cao. Kết quả là những chiếc ghế văn phòng đầu tiên đã được ra đời với những tính năng như khả năng xoay,[5] điều chỉnh độ cao và có bánh xe để di chuyển dễ dàng.[6][7][8]

Ghế bánh xe di chuyển tốt trên sàn cứng hoặc thảm chuyên dụng. Bánh xe có thể làm hỏng sàn gỗ nếu không có thảm lót. Ghế xoay giúp nhân viên di chuyển linh hoạt trong không gian nhỏ.[9]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1505, một quý tộc ở Nuremberg tên là Martin Löffelholz von Kolberg đã vẽ ý tưởng về chiếc ghế xoay có bánh xe.[10] Ông ghi chép lại trong cuốn sách về các phát minh của mình, gọi là Codex Löffelholz, ở trang 10r.[11][10] Về sau, nhà tự nhiên học Charles Darwin cũng gắn bánh xe vào ghế làm việc của mình để di chuyển nhanh hơn tới các mẫu vật nghiên cứu.[12]

Vào giữa thế kỷ 19, ngành vận tải đường sắt ra đời,[13] đã thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng quy mô, thoát khỏi mô hình kinh doanh gia đình truyền thống vốn ít chú trọng khâu quản trị. Nhu cầu về đội ngũ nhân viên hành chính lớn mạnh xuất hiện để đáp ứng việc xử lý công việc liên quan đến đơn hàng, sổ sách kế toán và thư từ. Nhận thức về môi trường làm việc, công nghệthiết bị cũng được chú trọng nhằm nâng cao năng suất. Nhu cầu này dẫn đến sự ra đời của ghế văn phòng. Năm 1849, nhà phát minh người Mỹ Thomas E. Warren đã thiết kế ghế bành lò xo hướng tâm. Chiếc ghế này do công ty American Chair Company ở Troy, New York sản xuất,[14][15][16] và được trình làng lần đầu tiên vào năm 1851 tại Triển lãm Lớn (Great Exhibition) ở Luân Đôn.[17] Mãi đến khoảng năm 1850, một nhóm kỹ sư ở Hoa Kỳ mới bắt đầu nghiên cứu cách thức cải thiện sức khỏe và thư giãn bằng việc sử dụng ghế, tập trung vào tư thế và chuyển động của người ngồi.[18]

Các loại[sửa | sửa mã nguồn]

Ghế văn phòng hiện nay có nhiều loại, mỗi loại phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau.[19][20] Loại "task chair" được xem là cơ bản nhất, phù hợp cho công việc đơn giản. Do cấu tạo không có phần đệm hỗ trợ thắt lưng và tựa đầu, "task chair" không thích hợp để ngồi lâu, thường chỉ tối đa vài tiếng. Tuy nhiên, bù lại, loại ghế này mang đến không gian cử động thoải mái hơn so với các dòng ghế cao cấp.

Với thiết kế ôm trọn phần lưng, ghế văn phòng lưng tựa vừa (mid-back chair) hỗ trợ cột sống hiệu quả hơn so với ghế task chair. Khi sử dụng ghế có thiết kế công thái học, người dùng có thể ngồi thoải mái trong vòng bốn tiếng hoặc hơn. Một số loại ghế lưng tựa vừa còn có tính linh hoạt, cho phép người dùng tùy chỉnh thêm phần tựa đầu nếu cần thiết.

Với thiết kế ôm sát phần lưng và đầu, ghế văn phòng tựa lưng cao (executive hay full-back chair) giúp người dùng cảm thấy thoải mái khi ngồi làm việc trong nhiều giờ liền. Nhiều ghế thuộc dòng này có thể sử dụng liên tục tám tiếng hay thậm chí nhiều hơn.[21]

Những người làm văn phòng có chiều cao và cân nặng trên mức trung bình sẽ cần loại ghế có kích thước rộng lớn cùng kết cấu vững chãi hơn hẳn so với các mẫu ghế thông thường.

Công thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ thập niên 1970, công thái học đã trở thành yếu tố then chốt trong việc thiết kế ghế văn phòng.[22][23] Ngày nay, các loại ghế làm việc thường có chức năng điều chỉnh độ cao của ghế ngồi, tay vịn, tựa lưng và phần hỗ trợ lưng để phòng ngừa các vấn đề như chấn thương lặp đi lặp lại (RSI) và đau lưng do ngồi lâu.[24]

Các tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế và kiểm tra ghế văn phòng bao gồm:

  • EN 1335:2012
  • EN 1728:2012
  • ANSI/BIFMA X 5.1
  • DIN EN 1335
  • DIN 4551
  • AS/NZS 4438

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Brandes, Uta; Erlhoff, Michael (13 tháng 12 năm 2012). My Desk is my Castle: Exploring Personalization Cultures (bằng tiếng Anh). Walter de Gruyter. tr. 279. ISBN 978-3-0346-1042-1.
  2. ^ Rau, P. L. Patrick (18 tháng 7 năm 2015). Cross-Cultural Design Methods, Practice and Impact: 7th International Conference, CCD 2015, Held as Part of HCI International 2015, Los Angeles, CA, USA, August 2-7, 2015, Proceedings, Part I (bằng tiếng Anh). Springer. tr. 289. ISBN 978-3-319-20907-4.
  3. ^ Office, United States Patent (1871). Specifications and Drawings of Patents Issued from the U.S. Patent Office (bằng tiếng Anh).
  4. ^ Office, United States Patent (1888). Official Gazette of the United States Patent Office (bằng tiếng Anh). The Office. tr. 108.
  5. ^ Haley, Harold B. (2004). Living Under the Sword: Psychosocial Aspects of Recurrent and Progressive Life-threatening Illness (bằng tiếng Anh). Scarecrow Press. tr. 47. ISBN 978-0-8108-3487-3.
  6. ^ Trappschuh, Elke (3 tháng 5 năm 2002). The Office Swivel Chair by Klaus Franck and Werner Sauer (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 11. ISBN 978-3-7643-6837-1.
  7. ^ Kirkham, Pat; Mace, Rodney; Porter, Julia (1987). Furnishing the World: The East London Furniture Trade 1830-1980 (bằng tiếng Anh). Journeyman. ISBN 978-1-85172-008-8.
  8. ^ Mishra, Munmaya (17 tháng 12 năm 2018). Encyclopedia of Polymer Applications, 3 Volume Set (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 1549. ISBN 978-1-351-01941-5.
  9. ^ Thomas Register of American Manufacturers (bằng tiếng Anh). Thomas Publishing Company. 2002. tr. 6267.
  10. ^ a b Richter, Holger (2006). Die Hornbogenarmbrust: Geschichte und Technik (bằng tiếng Đức). Verlag Angelika Hörnig. tr. 20. ISBN 978-3-938921-02-9.
  11. ^ “Martin Löffelholz, Allerlei Handwerkszeuge”. Institut für Germanistik: Literatur, Sprache, Medien (bằng tiếng Đức). Karlsruher Institut für Technologie. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021.
  12. ^ “On Darwin's 200th, a theory still in controversy”. Associated Press by way of Fox News. 8 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017.
  13. ^ Elleray, D. Robert (1981). The Victorian Churches of Sussex: With Illustrations and a Check-list of Churches and Chapels Erected During the Years 1810-1914 (bằng tiếng Anh). Phillimore. tr. 31. ISBN 978-0-85033-378-7.
  14. ^ Murphy, Heather (30 tháng 5 năm 2012). “The Quest for the Perfect Office Chair”. Slate magazine. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2012. Referencing Olivares (2011).
  15. ^ “Centripetal Spring Chair”. www.brooklynmuseum.org. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ “Designed by Thomas E. Warren | Centripetal Side Chair | American”. The Metropolitan Museum of Art (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2024.
  17. ^ Bishop, J. Leander (2006). History Of American Manufactures From 1608 To 1860 - Volume 2. Kessinger Publishing. ISBN 1425495141.
  18. ^ Murphy, Heather (30 tháng 5 năm 2012). “The Quest for the Perfect Office Chair”. Slate (bằng tiếng Anh). ISSN 1091-2339. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ Bakker, Mary Lou (24 tháng 3 năm 2016). Space Planning for Commercial Office Interiors (bằng tiếng Anh). Bloomsbury Publishing USA. tr. 67. ISBN 978-1-5013-1052-2.
  20. ^ Karwowski, Waldemar; Soares, Marcelo M.; Stanton, Neville A. (22 tháng 6 năm 2011). Human Factors and Ergonomics in Consumer Product Design: Uses and Applications (bằng tiếng Anh). CRC Press. ISBN 978-1-4200-4625-0.
  21. ^ Uris, Auren (1968). Mastery of Management: How to Avoid Obsolescence by Preparing for Tommorrow's Management Today (bằng tiếng Anh). Dow Jones-Irwin. tr. 97.
  22. ^ Ritter, Frank E.; Baxter, Gordon D.; Churchill, Elizabeth F. (11 tháng 4 năm 2014). Foundations for Designing User-Centered Systems: What System Designers Need to Know about People (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 39. ISBN 978-1-4471-5134-0.
  23. ^ Healthcare, Informa (14 tháng 12 năm 2000). International Encyclopedia of Ergonomics and Human Factors - 3 Volume Set (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 123. ISBN 978-1-4822-9853-6.
  24. ^ “Pressure actuated assembly extendable by fluid pressure and retractable by spring action”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2018.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]