Giải bóng đá vô địch quốc gia Serbia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải bóng đá vô địch quốc gia Serbia
Mùa giải hiện tại:
SuperLiga 2023–24
Tập tin:Serbian SuperLiga logo.svg
Thành lập2006; 18 năm trước (2006)
Quốc gia Serbia
Liên đoànUEFA
Số đội16
Cấp độ trong
hệ thống
1
Xuống hạng đếnGiải hạng nhất Serbia
Cúp trong nướcCúp bóng đá Serbia
Cúp quốc tếUEFA Champions League
UEFA Europa League
UEFA Conference League
Đội vô địch hiện tạiRed Star (lần thứ 9)
(2022–23)
Vô địch nhiều nhấtRed Star
(9 lần)
Thi đấu nhiều nhấtJanko Tumbasević (374 trận)
Vua phá lướiMilan Bojović
(103 bàn)
Đối tác truyền hìnhArena Sport, Adria TV
Trang websuperliga.rs

Giải bóng đá vô địch quốc gia Serbia (tiếng Serbia: Супер лига Србије / Super liga Srbije), hay còn gọi là Mozzart Bet SuperLiga (tiếng Serbia: Моцарт Бет СуперЛига) vì lý do tài trợ, là một giải đấu chuyên nghiệp của Serbia dành cho các câu lạc bộ bóng đá.

Đứng đầu hệ thống giải bóng đá Serbia, đây là giải đấu bóng đá chính của đất nước. Giải vận hành một hệ thống thăng hạng và xuống hạng với Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Serbia, hạng hai trong kim tự tháp bóng đá Serbia. SuperLiga thường có 16 câu lạc bộ tranh tài, nhưng mùa giải 2020–21 có 20 câu lạc bộ tranh tài, vì Hiệp hội bóng đá Serbia đã tái cơ cấu giải đấu do đại dịch COVID-19.

Các câu lạc bộ Serbia từng thi đấu ở Giải hạng nhất Nam Tư. Giải này được thành lập vào năm 1923 và kéo dài cho đến năm 2003, Nam Tư đổi tên thành Serbia và Montenegro. SuperLiga được thành lập vào mùa hè năm 2005 với tư cách là giải đấu bóng đá hàng đầu đất nước. Từ mùa hè 2006 sau khi Montenegro ly khai khỏi Serbia, giải đấu chỉ có các câu lạc bộ Serbia.

Nhà vô địch SuperLiga hiện tại là Red Star Belgrade. UEFA hiện xếp giải đấu này thứ 13 ở châu Âu trong 55 giải đấu.[1] Giải đấu được gọi là Meridian SuperLiga từ năm 2005 đến năm 2008. Nhà tài trợ chính thức của giải đấu cho đến năm 2015 là nhãn hiệu bia Jelen pivo, với tên Jelen SuperLiga.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thức thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “UEFA Country Ranking 2011”. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]