Bước tới nội dung

Giáo phận vương quyền Liège

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giáo phận vương quyền Liege
Tên bản ngữ
980–1789
1791–1792
1793–1795
Quốc kỳ Liege
Quốc kỳ
Quốc huy Liege
Quốc huy
Lãnh địa Giáo phận vương quyền Liège khoảng năm 1350.
Tổng quan
Vị thếLãnh địa Tuyển đế hầu của Đế quốc La Mã Thần thánh
Thủ đôLiège
Ngôn ngữ thông dụngtiếng Latintiếng Pháp cổ, biến đổi thành tiếng Pháp hiện đại, tiếng Walloontiếng Đức[1]
Tôn giáo chính
Công giáo La Mã
Chính trị
Chính phủLãnh địa Tuyển đế hầu
Giám mục vương quyền 
• 340s–384
Servatius xứ Tongeren (Giám mục tiên khởi)
• khoảng 670–700
Lambert xứ Maastricht
• 972–1008
Notger (Giám mục vương quyền tiên khởi)
• 1792–94
François-Antoine-Marie de Méan (cuối cùng)
Lịch sử
Thời kỳTrung Cổ
• Giáo phận thành lập
khoảng năm 340
• kiêm quyền thế tục
980
• Mua lại từ lãnh chúa Bouillon

1096
• Thôn tín Bá quốc Loon
1366
• Mua lại Bá quốc Horne
1568
1789–1791
• Pháp mua lại
1795
• Giải thể giáo phận vương quyền

10 tháng 9 năm 1801
Tiền thân
Kế tục
Cộng hòa Liège
Cộng hòa Liège
Đệ nhất Cộng hòa Pháp
Hiện nay là một phần của Bỉ
 Pháp
 Đức
 Hà Lan


Giáo phận vương quyền Liege hay Thân vương quốc Liege, Công quốc Liege[2], là một lãnh địa giáo phận vương quyền trong Đế quốc La Mã Thần thánh với lãnh thổ nằm phần lớn trong Vương quốc Bỉ và một phần nhỏ thuộc Vương quốc Hà Lan ngày nay. Thời Trung Cổ, người cai trị lãnh địa này là một giám mục vương quyền, đồng thời cũng là một Tuyển đế hầu của Đế quốc La Mã Thần thánh.

Các giám mục Liege nhận được tước vị giám mục vương quyền từ năm 980, khi Giám mục Liege bấy giờ là Notger nhận quyền kiểm soát thế tục ở "Bá quốc Huy" từ Hoàng đế La Mã thần thánh Otto II. Tình trạng thế tục này tiếp tục được duy trì bởi những người kế vị ông cho đến Cách mạng Pháp, và trong suốt thời gian gần 8 thế kỷ, Giám mục vương quyền Liege đã thành công trong việc duy trì sự tự trị cho lãnh địa của mình, mặc dù về mặt lý thuyết nó là một phần của Đế chế La Mã thần thánh.

Trong suốt thời Trung cổ, Giáo phận vương quyền Liege được mở rộng hơn với các thương vụ mua và sáp nhập một số lãnh thổ như: Lãnh địa Bouillon năm 1096 (nhượng lại cho Pháp năm 1678), mua lại Bá quốc Loon năm 1366 và Bá quốc Horne năm 1568. Dưới thời trị vì của Notger, người sáng lập ra công quốc, Liege phát triển rực rỡ, đến thế kỷ XI, thành phố thực sự được gọi là Athens của miền Bắc, 7 giám mục tiếp theo đã tiếp tục duy trì di sản của Notger, nền giáo dục của Liege đã đóng góp cho Giáo hội Công giáo 2 Giáo hoàng, đó là Stêphanô IXNicôla II. Giáo phận cũng cung cấp cho Đại học Paris nhiều học giả quan trọng như William xứ Saint Thierry, Gerard xứ LiegeGodfrey xứ Fontaines.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gross, Joan (2001). Speaking in Other Voices: An Ethnography of Walloon Puppet Theaters. John Benjamins Publishing. tr. 14–17. ISBN 978-9-0272-5110-7. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ Địa danh này vẫn được viết là Liége cho đến đầu thế kỷ 20 và thỉnh thoảng vẫn còn được nhiều tài liệu sử dụng, như [1]

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]