Húng chanh
Plectranthus amboinicus | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Asterids |
Bộ (ordo) | Lamiales |
Họ (familia) | Lamiaceae |
Chi (genus) | Plectranthus |
Loài (species) | P. amboinicus |
Danh pháp hai phần | |
Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng. 1825 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Coleus amboinicus Lour. |
Húng chanh hay tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, rau tần (danh pháp hai phần: Plectranthus amboinicus, đồng nghĩa: Coleus amboinicus) là cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20–50 cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ,4 tiểu nhị, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh.
Bộ phận dùng
[sửa | sửa mã nguồn]Lá, thu hái quanh năm, dùng tươi.
Thành phần hóa học
[sửa | sửa mã nguồn]Cây có chứa một chất màu đỏ gọi là colein và tinh dầu chứa chất carvacrol.
Công dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, viêm phế quản, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam: ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc, thuốc xông hoặc giã nát, thêm nước gạn uống. Dùng ngoài giã đắp trị rết, bọ cạp cắn.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Húng chanh. |
- Plectranthus
- Cây thuốc
- Thực vật Ấn Độ
- Thực vật Angola
- Thực vật Belize
- Thực vật Campuchia
- Thực vật Honduras
- Thực vật Indonesia
- Thực vật Kenya
- Thực vật Madagascar
- Thực vật México
- Thực vật Mozambique
- Thực vật Nam Phi
- Thực vật Tanzania
- Thực vật Venezuela
- Thực vật Đông Phi
- Thực vật Guyana
- Thực vật Nam châu Phi
- Thực vật được mô tả năm 1825
- Thảo mộc
- Thực vật Swaziland
- Rau ăn lá
- Sơ khai Ocimeae