Hạch hạnh nhân
Hạch hạnh nhân | |
---|---|
Vị trí hạch hạnh nhân trong não người | |
Các phân khu của hạch hạnh nhân | |
Chi tiết | |
Định danh | |
Latinh | corpus amygdaloideum |
MeSH | D000679 |
NeuroName | 237 |
NeuroLex ID | birnlex_1241 |
TA | A14.1.09.402 |
FMA | 61841 |
Thuật ngữ giải phẫu thần kinh |
Hạch hạnh nhân (tiếng Anh: amygdala) là một trong hai nhóm nhân hình quả hạnh nhân nằm ở giữa sâu bên trong thùy thái dương của não ở các loài động vật có xương sống phức tạp, bao gồm cả con người.[1] Các nghiên cứu đã cho thấy nó đóng một vai trò thiết yếu trong việc xử lý ký ức, ra quyết định và phản ứng cảm xúc (bao gồm sợ hãi, lo lắng và giận dữ). Hạch hạnh nhân được coi là một phần của hệ viền.[2]
Cấu trúc
[sửa | sửa mã nguồn]Vùng được mô tả là nhân hạch hạnh nhân bao quanh một vài cấu trúc với những đặc tính về mặt chức năng và kết nối riêng biệt ở con người và những loài động vật khác.[3] Trong số những nhân này có phức hợp đáy bên, nhân vỏ, nhân giữa, nhân trung tâm, và cụm tế bào xen giữa. Phức hợp đáy bên có thể được phân chia thêm thành nhân bên, nhân đáy và nhân đáy thêm.[2][4][5]
Về mặt giải phẫu, hạch hạnh nhân,[6] và cụ thể hơn là nhân trung tâm và nhân giữa của nó,[7] đôi lúc được phân loại thành một phần của hạch nền.
Chuyên biệt hóa ở hai bán cầu
[sửa | sửa mã nguồn]Có những sự khác biệt về mặt chức năng giữa hai hạch hạnh nhân trái và phải. Trong một nghiên cứu, kích thích điện ở hạch hạnh nhân bên phải đã sản sinh ra những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là sợ hãi và buồn tủi. Trái ngược lại, kích thích vào hạch hạnh nhân bên trái là sản sinh ra hoặc là cảm xúc hài lòng (hạnh phúc) hoặc không hài lòng (sợ hãi, lo lắng, buồn tủi).[8] Những bằng chứng khác gợi ra rằng hạch hạnh nhân đóng một vai trò nhất định trong hệ thống khen thưởng của não bộ.[9]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ University of Idaho College of Science (2004). “amygdala”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b Amunts K, Kedo O, Kindler M, Pieperhoff P, Mohlberg H, Shah NJ, Habel U, Schneider F, Zilles K (tháng 12 năm 2005). “Cytoarchitectonic mapping of the human amygdala, hippocampal region and entorhinal cortex: intersubject variability and probability maps”. Anatomy and Embryology. 210 (5–6): 343–52. doi:10.1007/s00429-005-0025-5. PMID 16208455.
- ^ Bzdok D, Laird A, Zilles K, Fox PT, Eickhoff S.: An investigation of the structural, connectional and functional sub-specialization in the human amygdala. Human Brain Mapping, 2012.
- ^ Ben Best (2004). “The Amygdala and the Emotions”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007.
- ^ Solano-Castiella E, Anwander A, Lohmann G, Weiss M, Docherty C, Geyer S, Reimer E, Friederici AD, Turner R (tháng 2 năm 2010). “Diffusion tensor imaging segments the human amygdala in vivo”. NeuroImage. 49 (4): 2958–65. doi:10.1016/j.neuroimage.2009.11.027. PMID 19931398.
- ^ See Amygdala Lưu trữ 2008-05-07 tại Wayback Machine in the BrainInfo database
- ^ Swanson LW, Petrovich GD (tháng 8 năm 1998). “What is the amygdala?”. Trends in Neurosciences. 21 (8): 323–31. doi:10.1016/S0166-2236(98)01265-X. PMID 9720596.
- ^ Lanteaume L, Khalfa S, Régis J, Marquis P, Chauvel P, Bartolomei F (tháng 6 năm 2007). “Emotion induction after direct intracerebral stimulations of human amygdala”. Cerebral Cortex. 17 (6): 1307–13. doi:10.1093/cercor/bhl041. PMID 16880223.
- ^ Murray, Elizabeth A.; và đồng nghiệp (2009). “Amygdala function in positive reinforcement”. The Human Amygdala. Guilford Press.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới amygdala tại Wikimedia Commons
- Hình ảnh lát não nhuộm màu bao gồm "amygdala" tại dự án BrainMapsBrainMaps project
- international committee for amygdala and health studies
- Amygdala Joseph E. LeDoux, Scholarpedia, 3(4):2698. doi:10.4249/scholarpedia.2698