Hồi hương ngẫu thư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hồi hương ngẫu thư (chữ Hán: 回鄉偶書, tạm dịch: Ngẫu Nhiên Viết Nhân Buổi Mới Về Quê) là hai bài thơ Đường nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc, được thi nhân Hạ Tri Chương sáng tác nhân lúc ông về thăm quê cũ ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, Chiết Giang, Trung Quốc).

Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]

Hai bài Hồi hương ngẫu thư được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Căn cứ vào nội dung bài thơ, thời điểm sáng tác của hai bài thơ trong khoảng từ năm 742 (đầu niên hiệu Thiên Bảo, khi ông từ quan về quê) đến năm 744 (năm ông qua đời). Bấy giờ, Hạ Tri Chương đã ngoài 80 tuổi. Cả hai đều chung một nội dung, được viết với tâm trạng đau xót khi về quê cũ mà lại bị người ở quê mình coi là "khách xa xứ" do đã lâu không về quê vì làm việc ở kinh đô Trường An đã hơn 50 năm và lâu nay mới trở về, nhưng cũng đồng thời nói lên tình yêu quê hương của tác giả một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày,trong khoảng khắc đặt chân về quê cũ

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Bài thơ được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn ở cấp Trung học Cơ sở tại Việt Nam.[1]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thơ Đường, tập I, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1987
  • Thơ Đường, tập I, Bắc Đẩu, Sài Gòn, 1966