Hợp Đức (phường)

(Đổi hướng từ Hợp Đức, Đồ Sơn)
Hợp Đức
Phường
Phường Hợp Đức
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHải Phòng
QuậnĐồ Sơn
Thành lập2007[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°44′31″B 106°44′19″Đ / 20,74194°B 106,73861°Đ / 20.74194; 106.73861
Hợp Đức trên bản đồ Việt Nam
Hợp Đức
Hợp Đức
Vị trí phường Hợp Đức trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,72 km²[2]
Dân số (01/04/2019)
Tổng cộng8.355 người[2]
Mật độ1.461 người/km²
Khác
Mã hành chính11737[3]

Hợp Đức là một phường thuộc quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Địa giới hành chính phường Hợp Đức:

Phường Hợp Đức có diện tích 5,63km², dân số năm 2019 là 8.185 người (4217nữ), 2.419 hộ,[2] và mật độ dân số đạt 1.443 người/km².

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phường nguyên trước đây là một phần xã Hợp Đức thuộc huyện Kiến Thụy. Xã Hợp Đức có 1.095,40 ha diện tích tự nhiên, dân số năm 2007 là 15.856 người.

Ngày 12 tháng 9 năm 2007, xã Hợp Đức được chuyển về quận Đồ Sơn mới thành lập, đồng thời chia thành 2 phường Hợp Đức và Minh Đức[1].

Phường Hợp Đức có 563,2ha diện tích tự nhiên và 8.185 nhân khẩu.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Với đặc thù là thổ nhưỡng chua mặn cho nên thu nhập của người dân chủ yếu là từ sản xuất công nghiệp; nông nghiệp, dịch vụ và nuôi trồng thủy sản (tôm thẻ chân trắng Nam Mỹ). Với bản tính cần cù chịu khó người dân Hợp Đức xưa kia nghèo khó nay đã thay da đổi thịt, đường giao thông đã được nhựa hóa các ngõ ngách đã được đổ bê tông, điện, đường, trường, trạm đã được đầu tư xây mới, 100% các ngõ đi đã được bê tông hóa và lắp điện cao áp theo nghị quyết số 05 của HDND . Thu nhập bình quân 4000 USD/người/năm.

Trường THCS và trường Tiểu học Hợp Đức đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn 1).

Di tích - Danh thắng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đình Quý Kim: Thờ danh tướng nhà trần Trần Trần Minh Thắng; đình Đức Hậu thờ cụ cử nhân Nguyễn Quang Quê; cả hai di tích trên được UBND thành phố Hải Phòng công nhận Di tích lịch sử cấp thành phố từ năm 2004 và năm 2014.
  • Đình Tư Sinh: là thủ phủ của tổng Tư Sinh cũ
  • Chùa Long Khánh là nơi nuôi dấu cán bộ kháng chiến trống Pháp và là trường học những năm kháng chiến trống Mỹ.
  • Miếu Gốc gạo thờ mẫu Liễu Hạnh từ 300 năm; có cây Gạo cổ thụ có tuổi đời khoảng 700 năm.
  • Chợ Quý Kim nổi tiếng khắp vùng với dặc sản đặc trưng là hàng thủy hải sản nước nợ nước ngọt và Mắm tôm.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Nghị định số 145/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiến Thụy để thành lập quận Dương Kinh; thành lập quận Đồ Sơn; thành lập phường thuộc các quận Dương Kinh, Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng”.
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]