Hassan Rouhani
Hassan Rouhani حسن روحانی | |
---|---|
Tổng thống Iran | |
Nhiệm kỳ 3 tháng 8 năm 2013 – 3 tháng 8 năm 2021 8 năm, 0 ngày | |
Phó Tổng thống thứ nhất | Eshaq Jahangiri |
Tiền nhiệm | Mahmoud Ahmadinejad |
Kế nhiệm | Ebrahim Raisi |
Tổng thư ký Phong trào Không liên kết | |
Nhiệm kỳ 3 tháng 8 năm 2013 – 17 tháng 9 năm 2016 3 năm, 45 ngày | |
Tiền nhiệm | Mahmoud Ahmadinejad |
Kế nhiệm | Nicolás Maduro |
Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran | |
Nhiệm kỳ 6 tháng 10 năm 2003 – 15 tháng 8 năm 2005 1 năm, 313 ngày | |
Tổng thống | Mohammad Khatami |
Tiền nhiệm | Chức vụ thiết lập |
Kế nhiệm | Ali Larijani |
Thư ký Hội đồng An ninh Tối cao Quốc gia | |
Nhiệm kỳ 14 tháng 10 năm 1989 – 15 tháng 8 năm 2005 15 năm, 305 ngày | |
Tổng thống | Akbar Hashemi Rafsanjani Mohammad Khatami |
Tiền nhiệm | Chức vụ thiết lập |
Kế nhiệm | Ali Larijani |
Thành viên Hội đồng Chuyên gia | |
Nhiệm kỳ 19 tháng 2 năm 2007 – 17 năm, 268 ngày | |
Phó Phát ngôn viên Quốc hội Iran | |
Nhiệm kỳ 28 tháng 5 năm 1992 – 26 tháng 5 năm 2000 7 năm, 359 ngày | |
Tiền nhiệm | Hossein Hashemian |
Kế nhiệm | Behzad Nabavi |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 12 tháng 11, 1948 Sorkheh, Iran |
Đảng chính trị | Hiệp hội Giáo sĩ chiến (1987-2013) Đảng Cộng hòa Hồi giáo (1979-1987) |
Phối ngẫu | Sahebeh Arabi (1968–nay) |
Con cái | 5 |
Hassan Rouhani (Tiếng Ba Tư: حسن کونیانی, cũng phiên âm Ruhani, Rohani, Rowhani; Tên khi sinh Hassan Feridon حسن فریدون ngày 12 tháng 11 năm 1948)[1] là một luật sư, chính trị gia và một nhà ngoại giao Iran, và là cựu Tổng thống Iran. Ông là một thành viên của hội đồng chuyên gia từ năm 1999, thành viên của Hội đồng phương tiện từ năm 1991, thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia tối cao từ năm 1989 và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược từ năm 1992.[2]
Hassan Rouhani là một giáo sĩ và nhà chính trị Iran. từng là nhà thương thuyết hạt nhân từ năm 2003-2005 dưới thời cựu tổng thống Mohammad Khatami. Trong chiến dịch tranh cử tháng 6 năm 2013, ông đã giành thắng lợi. Rouhani giành được tỉ lệ ủng hộ hơn 50% nên không cần phải tổ chức thêm vòng bỏ phiếu bổ sung. Người về nhì trong cuộc bầu cử là Thị trưởng Tehran Mohammad Baqer Qalibaf (16,56%), ông Saeed Jalili - trưởng đoàn đàm phán hạt nhân hiện tại của Iran - đạt tỉ lệ phiếu bầu cao thứ ba (11,35%).[3] Rouhani cam kết sẽ đàm phán để thuyết phục phương Tây dỡ bỏ các biện pháp cấm vận đang phá hủy nền kinh tế Iran.[4][5]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Hassan Rohani”. presstv.ir. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2013. Truy cập 16 tháng 6 năm 2013.
- ^ “Hassan Rouhani's Résumé”. CSR. ngày 11 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2013.
- ^ “Moderate cleric Hassan Rouhani wins Iran's presidential vote”. Jason Rezaian and Joby Warrick. The Washington Post. 16 tháng 6 năm 2013. Truy cập 16 tháng 6 năm 2013.
- ^ “Iran's next president, Hassan Rouhani, seen as best hope for ending nuclear standoff with West”. Max Fisher. The Washington Post. 16 tháng 6 năm 2013. Truy cập 16 tháng 6 năm 2013.
- ^ “Ông Rouhani thắng cử Tổng thống Iran”. Tin tức. BBC tiếng Việt. 16 tháng 6 năm 2013. Truy cập 16 tháng 6 năm 2013.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Các tin liên quan đến Hassan Rouhani Lưu trữ 2013-06-19 tại Wayback Machine tại trang của kênh Al Jazeera