Hetepheres I

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hetepheres I
Thông tin chung
An tángG7000X gần Kim tự tháp Kheops
Phối ngẫuSneferu
Hậu duệHetepheres A
Khufu
Tên đầy đủ
Hetepheres
Khuôn mặt xinh đẹp
Htp
t p
Hr
r
s
Thân phụHuni ?

Hetepheres I là một vương hậu Ai Cập cổ đại thuộc Vương triều thứ 4.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Hetepheres I có thể là con gái của pharaon Huni (Vương triều thứ 3)[1], mặc dù bà không giữ danh hiệu "Con gái của Vua". Nếu thực sự là con của Huni, thì bà đã kết hôn với người anh em (cùng cha) của mình, pharaon Sneferu và sinh được 2 người con[1][2]:

  • Pharaon Khufu, người kế vị Sneferu[1].
  • Công chúa Hetepheres A, thành hôn với người anh em khác mẹ là tể tướng Ankhhaf[3].

Phong hiệu của bà bao gồm: "Mẹ của Vua", "Mẹ của người cai trị Thượng Hạ", "Con gái của Thần" (không phải là "Con gái của Vua"), "Nàng hầu của Horus"[4][5].

Lăng mộ[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1925, nhà khảo cổ George Reisner đã tìm thấy một cỗ quan tài bằng thạch cao và nhiều vật dụng tùy táng khác trong một căn hầm bên cạnh kim tự tháp Giza[6]. Ông xác định rằng, chủ sở hữu của những món kỷ vật này là vương hậu Hetepheres I, và để tránh nạn trộm mộ nên bà mới được táng một nơi bí mật như vậy. Hai năm sau, quan tài được mở nắp, nhưng đáng thất vọng là không một xác ướp nào trong đó[7][8].

Reisner phỏng đoán, những tên trộm mộ đã lấy thi hài của vương hậu cùng một số kho báu trong mộ, và chúng đã chạy trốn khi chưa kịp lấy nốt phần còn lại. Các lính canh giữ lăng mộ vì tránh cơn thịnh nộ của nhà vua nên đã nói dối với ông rằng xác ướp của thái hậu vẫn an toàn bên trong quan tài. Khufu sau đó ra lệnh chôn cỗ quan tài và tất cả kho báu còn lại ngay gần kim tự tháp của mình[9].

Căn hầm chứa quan tài của bà được gọi là G7000X, và một kim tự tháp có tên là G1-a được coi là một ngôi mộ khác của bà. Tiến sĩ Zahi Hawass cho rằng, ban đầu bà được chôn tại G1-a, sau vụ trộm mộ trên, thi hài của bà được đưa đến G7000X và được dự định xây thêm một kim tự tháp tại đây[9][10].

Kho báu[sửa | sửa mã nguồn]

Một số vật thể được tìm thấy tại ngôi mộ G7000X[11]:

  • Giường có màn phủ mạ vàng, kỷ vật của Sneferu (Bảo tàng Cairo, số hiệu 57711).
  • Giường có bục gác, mạ vàng (số hiệu 53261).
  • Một cái hộp mạ vàng, kỷ vật của Sneferu (số hiệu 72030).
  • Ngai gỗ mạ vàng, trang trí hình hoa của cây cói (số hiệu 53263).
  • Ngai bằng gỗ mạ vàng (Bảo tàng Cairo).
  • Một số kiệu, cáng bằng gỗ (số hiệu 52372).
  • Hộp đựng những bình chứa nội tạng bằng thạch cao, bên trong là muối natron và những chất hữu cơ.
  • Rương mỹ phẩm của Hetepheres.
  • Quách bằng thạch cao.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Michael Rice (2002), "Hetepheres I" - Who's who in ancient Egypt, Nhà xuất bản Routledge, tr.67 ISBN 978-1134734207
  2. ^ Aidan Dodson & Dyan Hilton, The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson (2004), tr.57
  3. ^ George Andrew Reisner & William Stevenson Smith (1955), The Family and General Background of Queen Hetep-Heres I
  4. ^ “Queen Hetepheres I”.
  5. ^ Wolfram Grajetzki (2005), Ancient Egyptian Queens: a hieroglyphic dictionary, Nhà xuất bản Golden House ISBN 978-0954721893
  6. ^ Farid Atiya (2008), The Pocket Book of Ancient Egypt, Nhà xuất bản American University in Cairo, tr.58 ISBN 978-9771744399
  7. ^ Peter Der. Manuelian (1990-1991), "A Race against Time in the Shadow of the Pyramids. The Museum of Fine Arts, Boston and the Giza Necropolis, 1902-1990", KMT 1, số 4, tr.10-21
  8. ^ “Bulletin of the Museum of Fine Arts, quyển XXV” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2018.
  9. ^ a b I.E.S. Edwards (1989), "Review of The Pyramid Tomb of Hetep-heres and the Satellite Pyramid of Khufu", JEA 75, tr.261-265
  10. ^ Miroslav Verner (2014), The Pyramids, Nhà xuất bản Grove Atlantic ISBN 978-1782396802
  11. ^ Bertha Porter & Rosalind L.B. Moss (tái bản năm 1974), Topographical Bibliography of Ancient Egyptian Hieroglyphic Texts, Reliefs, and Paintings 3: Memphis, Oxford: The Clarendon Press