Bước tới nội dung

Huyết áp trung bình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Huyết áp trung bình
Nghiệm pháp
Biểu diễn dạng sóng huyết áp động mạch trong một chu kỳ tim. Chỗ lõm trên đường cong là thời gian đóng van động mạch chủ.
MeSHD062186

Trong y học, huyết áp trung bình (viết tắt là HAtb; tiếng Anh: Mean arterial pressure, viết tắt là MAP) là huyết áp động mạch của một người trong một chu kỳ tim lấy trung bình.[1] HAtb bị thay đổi bởi cung lượng tim và sức cản hệ mạch.[2]

Đo huyết áp trung bình

[sửa | sửa mã nguồn]
Catheter động mạch

Huyết áp trung bình được đo trực tiếp hoặc xác định bằng công thức.[2] Cách đo ít xâm lấn nhất là sử dụng một máy đo huyết áp để đưa các giá trị tính huyết áp trung bình. Một cách đo tương tự là sử dụng một thiết bị đo huyết áp sử dụng vòng bịt mà một vi xử lý đua ra giá trị huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.[3]

Cách tính

[sửa | sửa mã nguồn]

HAtb chỉ có thể đo một cách trực tiếp bằng phương pháp xâm lấn. Có thể tính HAtb bằng cách sử dụng công thức: huyết áp tâm trương nhân 2 và cộng với huyết áp tâm thu, sau đó lấy kết quả chia cho 3.[4]

Nhịp tim bình thường

[sửa | sửa mã nguồn]

Công thức phổ biến nhất để tính huyết áp trung bình là:

[5]

trong đó:

  • HATTr = huyết áp tâm trương.
  • HATT = huyết áp tâm thu.
  • HAtb = huyết áp trung bình.

Ví dụ, huyết áp đo được là 120/80 mmHg, HATT là 120 mmHg, HATTr là 80 mmHg, HAtb là (120+2×80)/3 = 93 mmHg.

Cách tính áp lực mạch (PP): lấy HATT trừ HATTr.[2]

Đo huyết áp bằng máy cơ

Một cách khác để tìm HAtb là sử dụng công thức sức cản mạch hệ thống (), được biểu diễn bằng toán học theo công thức:

trong đó:

  • là sự thay đổi áp suất trong tuần hoàn hệ thống từ điểm đầu đến điểm cuối
  • là lưu lượng máu qua hệ mạch (bằng với cung lượng tim).

Viết cách khác:

Biến đổi tương đương phương trình trên, ta có cách tính huyết áp trung bình:

trong đó:

Cách tính trên chỉ có giá trị khi nhịp tim bệnh nhân ở trạng thái nghỉ ngơi bình thường khi mà HAtb được tính gần đúng dựa vào HATT và HATTr.[7][8][9]

Nhịp tim nhanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở nhịp tim nhanh HAtb gần đúng hơn với giá trị trung bình cộng của HATT và HATTr do sự thay đổi áp lực mạch.

Công thức tính HAtb chính xác hơn khi nhịp tim tăng cao:

Trong đó:

  • HR = nhịp tim.
  • DP = HATTr
  • MAP = HAtb
  • PP = áp lực mạch = giá trị HATT trừ HATTr[10]

Bệnh nhân trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với những bệnh nhân trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, công thức chính xác là:[11]

Trong đó

  • DBP = HATTr
  • MAP = HAtb
  • PP = áp lực mạch

Trẻ sơ sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với trẻ sơ sinh, do sinh lý học có sự khác biệt với người lớn, một công thức khác được đề xuất để tính HAtb chính xác hơn:

trong đó:

  • DBP = HATTr
  • MAP = HAtb
  • PP = áp lực mạch

Khi đọc số đo từ catheter động mạch quay của trẻ sơ sinh, HAtb có thể được tính gần đúng bằng cách lấy trung bình cộng của HATT và HATTr.[12]

Các công thức khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Các công thức khác được sử dụng để tính huyết áp động mạch trung bình là:

[13]

hoặc

[14]

hoặc

[15]

hoặc

[16]

trong đó:

  • DBP = HATTr
  • DAP = huyết áp động mạch chủ kỳ tâm trương
  • MAP = HAtb
  • PP = áp lực mạch

Ý nghĩa lâm sàng

[sửa | sửa mã nguồn]
HAtb trong 24 giờ[17]
Mức độ HAtb trong 24 giờ
Bình thường <90 mmHg
Huyết áp cao 90 đến <92 mmHg
Tăng huyết áp độ 1 92 đến <96 mmHg
Tăng huyết áp độ 2 >96 mmHg

HAtb được coi là áp lực tưới máu của các cơ quan trong cơ thể. HAtb lớn hơn 70 mmHg được cho là đủ để duy trì hoạt động sống của các cơ quan của một người bình thường. HAtb thường nằm trong khoảng từ 65 đến 110 mmHg.[18]

Huyết áp thấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, liều lượng thuốc vận mạch được điều chỉnh dựa vào HAtb ước tính.[4]

HAtb 50 mmHg xảy ra trong 1 phút sẽ làm tăng 5% nguy cơ tử vong, có thể dẫn đến suy tạng hoặc gây biến chứng.[19][20] HAtb có thể được sử dụng giống như HATT trong theo dõi và điều trị huyết áp theo mục tiêu. Cả hai phương pháp trên đều được chứng minh là thuận lợi trong việc theo dõi diễn biến nhiễm trùng huyết, chấn thương nặng, đột quỵ, chảy máu nội sọ. Nếu HAtb giảm xuống dưới huyết áp mục tiêu trong một thời gian đủ lâu, các cơ quan quan trọng sẽ không nhận được đủ oxy tưới máu, trở nên thiếu oxy. Đây là tình trạng thiếu máu cục bộ (nhồi máu cục bộ).[21]

Tăng huyết áp

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi HAtb trong 24 giờ cao, nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch bất lợi cũng tăng theo. HAtb là kết quả của HATT và HATTr trong việc quản lý và điều trị tăng huyết áp, do đó có thể đánh giá để đảm bảo duy trì tưới máu cho các cơ quan.[17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Zheng L, Sun Z, Li J, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2008). “Pulse pressure and mean arterial pressure in relation to ischemic stroke among patients with uncontrolled hypertension in rural areas of China”. Stroke. 39 (7): 1932–7. doi:10.1161/STROKEAHA.107.510677. PMID 18451345.
  2. ^ a b c DeMers, Daniel; Wachs, Daliah (2022), “Physiology, Mean Arterial Pressure”, StatPearls, Treasure Island (FL): StatPearls Publishing, PMID 30855814, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022
  3. ^ Lewis PS (29 tháng 3 năm 2019). “Oscillometric measurement of blood pressure: a simplified explanation. A technical note on behalf of the British and Irish Hypertension Society”. Journal of Human Hypertension (bằng tiếng Anh). 33 (5): 349–351. doi:10.1038/s41371-019-0196-9. PMC 8076036. PMID 30926901.
  4. ^ a b Calculating the mean arterial pressure (MAP) Nursing center2011-12-08
  5. ^ Gauer (1960). Von Urban and Schwarzenberg (biên tập). Kreislauf des Blutes. Lehrbuch der Physiologie des Menschen.
  6. ^ “Cardiovascular Physiology Concepts: Mean Arterial Pressure, Richard E. Klabunde, Ph.D”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ Nosek, Thomas M. “Section 3/3ch7/s3ch7_4”. Essentials of Human Physiology. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2016.
  8. ^ Cardiovascular Physiology (page 3) Lưu trữ 2006-12-11 tại Wayback Machine
  9. ^ http://www.clinicalreview.com Physiology Review[liên kết hỏng]
  10. ^ Moran D, Epstein Y, Keren G, Laor A, Sherez J, Shapiro Y (1995). “Calculation of mean arterial pressure during exercise as a function of heart rate”. Applied Human Science. 14 (6): 293–5. doi:10.2114/ahs.14.293. PMID 8591100.
  11. ^ Meaney, Eduardo; Alva, Felix; Moguel, Rafael; Meaney, Alejandra; Alva, Juan; Webel, Richard (1 tháng 7 năm 2000). “Formula and nomogram for the sphygmomanometric calculation of the mean arterial pressure”. Heart (bằng tiếng Anh). 84 (1): 64–64. doi:10.1136/heart.84.1.64. ISSN 1355-6037. PMID 10862592.
  12. ^ Gevers, M.; Hack, W. W.; Ree, E. F.; Lafeber, H. N.; Westerhof, N. (1993). “Calculated mean arterial blood pressure in critically ill neonates”. Basic Research in Cardiology. 88 (1): 80–85. doi:10.1007/BF00788533. ISSN 0300-8428. PMID 8471006.
  13. ^ Chemla, Denis; Hébert, Jean-Louis; Zamani, Karen; Coimult, Catherine; Lecarpentier, Yves (14 tháng 8 năm 1999). “Estimation of mean aortic pressure”. The Lancet (bằng tiếng Anh). 354 (9178): 596. doi:10.1016/S0140-6736(05)77948-4. ISSN 0140-6736. PMID 10470724.
  14. ^ Razminia, Mansour; Trivedi, Atul; Molnar, Janos; Elbzour, Monther; Guerrero, Mayra; Salem, Yasser; Ahmed, Aziz; Khosla, Sandeep; Lubell, David L. (2004). “Validation of a new formula for mean arterial pressure calculation: The new formula is superior to the standard formula”. Catheterization and Cardiovascular Interventions (bằng tiếng Anh). 63 (4): 419–425. doi:10.1002/ccd.20217. ISSN 1522-1946.
  15. ^ Chemla, Denis; Nitenberg, Alain (1 tháng 6 năm 2005). “A Call for Improving Mean Aortic Pressure Estimation”. American Journal of Hypertension. 18 (6): 891–891. doi:10.1016/j.amjhyper.2004.10.025. ISSN 0895-7061.
  16. ^ CHEMLA, Denis; HÉBERT, Jean-Louis; APTECAR, Eduardo; MAZOIT, Jean-Xavier; ZAMANI, Karen; FRANK, Robert; FONTAINE, Guy; NITENBERG, Alain; LECARPENTIER, Yves (24 tháng 6 năm 2002). “Empirical estimates of mean aortic pressure: advantages, drawbacks and implications for pressure redundancy”. Clinical Science. 103 (1): 7–13. doi:10.1042/cs1030007. ISSN 0143-5221.
  17. ^ a b Melgarejo, Jesus D.; Yang, Wen-Yi; Thijs, Lutgarde; Li, Yan; Asayama, Kei; Hansen, Tine W.; Wei, Fang-Fei; Kikuya, Masahiro; Ohkubo, Takayoshi; Dolan, Eamon; Stolarz-Skrzypek, Katarzyna (1 tháng 1 năm 2021). “Association of Fatal and Nonfatal Cardiovascular Outcomes With 24-Hour Mean Arterial Pressure”. Hypertension. 77 (1): 39–48. doi:10.1161/HYPERTENSIONAHA.120.14929.
  18. ^ impactEDnurse (31 tháng 5 năm 2007). “mean arterial pressure”. impactednurse.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
  19. ^ Nicklas, J.Y., Beckmann, D., Killat, J. et al. Continuous noninvasive arterial blood pressure monitoring using the vascular unloading technology during complex gastrointestinal endoscopy: a prospective observational study. 2019;33:(25).
  20. ^ Maheshwari K., Khanna S., Bajracharya GR., et al. A Randomized Trial of Continuous Noninvasive Blood Pressure Monitoring During Noncardiac Surgery. Anesth Analg. 2018;127(2):424–431.
  21. ^ Magder SA (2014). “The highs and lows of blood pressure: toward meaningful clinical targets in patients with shock”. Crit. Care Med. 42 (5): 1241–51. doi:10.1097/ccm.0000000000000324. PMID 24736333.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]