Indranie Chandarpal

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Indranie Chandarpal (sinh năm 1951) là chính trị gia người Guyana đại diện cho Đảng Nhân dân Tiến bộ Guyana (PPP) làm nghị sĩ Quốc hội Guyana năm 1992. Bà giữ vị trí Tổng thư ký Tổ chức Tiến bộ Phụ nữ năm 1983. Từ năm 2001 đến 2003, bà giữ chức Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ Liên Mỹ.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Indranie Dhanraj[1] sinh năm 1951 tại Haslington, Guyana. Khi 18 tuổi, Chandarpal gia nhập Tổ chức Thanh niên Tiến bộ (PYO) và đến năm 20 tuổi bà tham gia phong trào chính trị phụ nữ. Năm 1972, bà được tuyển dụng làm nhân viên lễ tân tại Freedom House và được cử đi du học. Bà học ngành khoa học chính trị và hoàn thành bằng báo chí trong 3 tháng. Quay trở lại Guyana, bà làm việc trong hiệu sách của Đảng Nhân dân Tiến bộ Guyana (PPP).[2] Năm 1973, bà bị các thành viên đảng đối lập từ Đại hội Dân tộc Nhân dân (PNC) đàn áp[1] khi bà cùng các thành viên Tổ chức Thanh niên Tiến bộ PYO cố gắng ngăn cản các thành viên PNC tổ chức một cuộc họp công khai tại làng Enmore. Đây là khu làng nằm ở Demerara-Mahaica, vùng ven biển phía Bắc Guyana. Sau cuộc cãi vã đó, bà bị bắt và bị bỏ tù một tuần.[2] Năm 1975, Dhanraj kết hôn với Navindranauth Omanand Chandarpal và có hai con: Rabindranauth và Gitanjali.[1]

Năm 1983, Chandarpal trở thành Tổng thư ký của Tổ chức Tiến bộ Phụ nữ[3] và từ năm 1985 đến năm 1989, bà đại diện cho Guyana tham gia Hiệp hội Nghiên cứu và Hành động Nữ quyền vùng Caribbean. Năm 1992, bà được bầu làm Nghị sĩ Quốc hội. Năm 2000, bà được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ Liên Mỹ[4] khóa 2001-2003.[5] Từ năm 1992 đến năm 2001, bà là thành viên nội các với tư cách là Bộ trưởng Bộ Nhân sinh và An sinh Xã hội.[6] Năm 1996, Chandarpal đưa ra dự luật Chống Bạo hành Gia đình[7][8] và luật được thông qua vào ngày 31 tháng 12 năm 1996.[8]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Kumar, Neil (ngày 8 tháng 11 năm 2014). “Tribute to a dear friend and comrade”. Guyana Chronicle. Georgetown, Guyana. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ a b Ramnarine, Telesha (ngày 26 tháng 4 năm 2014). “Indranie Chandarpal- A woman who passionately believes in equality”. Guyana Chronicle. Georgetown, Guyana. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ “Parliamentarians”. Georgetown, Guyana: Parliament of the co-operative Republic of Guyana. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ Rampertab, Rakesh (ngày 28 tháng 10 năm 2004). “Guyana Under Siege”. Stabroek News. Georgetown, Guyana. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ “30th Assembly of Delegates (Washington, D.C., November 15-16, 2000)”. Organization of American States. Washington, DC: CIM Assembly of Delegates. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  6. ^ “Initial Signatories to the Global Action Plan”. Washington, DC: National Democratic Institute. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  7. ^ Cox, Eileen (ngày 28 tháng 9 năm 2003). “What causes apparently normal persons to be violent?”. Stabroek News. Georgetown, Guyana. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  8. ^ a b Byrnes, Andrew; Adams, Kirstine (1999). Gender Equality and the Judiciary: Using International Human Rights Standards to Promote the Human Rights of Women and the Girl Child at the National Level. London: Commonwealth Secretariat. ISBN 978-0-85092-577-7.