Jean-Honoré Fragonard

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Jean-Honoré Fragonard
Chân dung tự họa của Jean-Honoré Fragonard, tại Musée FragonardGrasse - quê hương ông.
Thông tin cá nhân
Sinh4 tháng 4 năm 1732 (có tài liệu ghi là 5 tháng 4 tháng 1732)
Grasse, Pháp
Mất22 tháng 8 năm 1806 (74 tuổi)
Paris, Pháp
Giới tínhnam
Quốc tịchPháp
Nghề nghiệphọa sĩ, đồ họa in ấn, người phác họa, họa sĩ minh họa
Lĩnh vựcHội họa, Đồ họa
Sự nghiệp nghệ thuật
Bút danhFragonard, Jean Honore
Trào lưuRococo
Thể loạiảnh chân dung, tranh phong cảnh
Giải thưởng
Giải thưởng La Mã (1752)[1]

Jean-Honoré Fragonard (French: ʒã onoʀe fʀaɡonɑʀ; 4 tháng 4 năm 1732[2], có tài liệu ghi là 5 tháng 4 năm 1732[3] - 22 tháng 8 năm 1806) là họa sĩ nổi tiếng người Pháp cuối giai đoạn Rococo. Những bức tranh đầy màu sắc của ông chủ yếu xoay quanh đề tài tình yêu lứa đôi, tình yêu cuộc sống và những hoạt động của con người.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng đài Fragonard tại quê hương Grasse của ông

Jean-Honoré Fragonard ra đời tại Grasse, miền Đông Nam nước Pháp, bấy giờ đang dưới sự trị vì của chế độ quân chủ Louis XV. Năm lên 6 tuổi, gia đình ông chuyển đến sống ở Paris[4]. Fragonard đã bộc lộ năng khiếu hội họa từ sớm và đã được gửi đến học vẽ với các họa sĩ danh tiếng như Chardin (1699-1779) và Boucher (1703-1770).

"Jeroboam dâng lễ hiến sinh cho thần Bê vàng", lấy chủ đề là một điển tích trong Kinh Thánh.

Chính Boucher đã giới thiệu Fragonard đến Giải thưởng La Mã. Mặc dù chưa bao giờ được đào tạo tại Học viện Pháp ở Rome (French Academy in Rome), nhưng Fragonard vẫn đạt được giải thưởng nhờ bức tranh "Jeroboam dâng lễ hiến sinh cho thần Bê vàng" của mình. Và để hoàn thiện nghề nghiệp, trau dồi thêm kĩ năng hội họa, ông đã quyết định đến Ý để theo học French Academy in Rome, trước khi đi, ông đã được học với họa sĩ Charles-André van Loo.

Đến Ý vào tháng 9 năm 1756, Fragonard đã học thêm vài năm và hoạt động nghệ thuật tại đó. Đến năm 1760, ông bắt đầu đi du lịch khắp nước Ý, gặp gỡ danh họa Italia Tiepolo tại Venice. Trong suốt chuyến đi, Fragonard thực hiện các bức phác họa phong cảnh ở những nơi ông đến, đó là nguồn cảm hứng cho những tác phẩm của ông về sau.

Sau khi đi Napoli năm 1761, Fragonard trở về Paris.

Chân dung tự họa của Fragonard

Tác phẩm: Ông được biết đến với khoảng 70 tác phẩm thuộc phong cách Rococo. Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến:[sửa | sửa mã nguồn]

"The seesaw" (1750)

"The Bathers" (1765)

"The swing" (1767)

"Blind Man’s Bluff" (1769 - 1770)

"The Confession of Love" (1771)

"A Young Girl Reading" (1776)

"The Stolen Kiss" (1788)

Các tác phẩm của ông phần nhiều đều là về tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc, mang đậm tính phóng túng của xã hội đương thời, nhưng cũng tràn đầy sức hấp dẫn bởi những đam mê tình yêu mang lại.

"The Swing", 1767, Bộ sưu tập Wallace, Luân Đôn

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Danh họa thế giới 156, Nhà xuất bản KIM ĐỒNG 2006, tr.4-5
  2. ^ “Fragonard”. Google Books. Truy cập 29 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ Danh họa thế giới 156, Nhà xuất bản KIM ĐỒNG 2006
  4. ^ Metropolitan Museum of Art: Jean Honoré Fragonard (1732–1806) | Essay | Heilbrunn Timel…

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]