Jean René Constant Quoy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jean René Constant Quoy
Sinh(1790-11-10)10 tháng 11, 1790
Maillé, Vendée, Pháp
Mất4 tháng 7, 1869(1869-07-04) (78 tuổi)
Rochefort, Pháp
Quốc tịchngười Pháp
Nghề nghiệpGiải phẫu học
Động vật học
Sự nghiệp y khoa
NgànhPhẫu thuật hải quân

Jean René Constant Quoy (10 tháng 11 năm 1790 tại Maillé4 tháng 7 năm 1869 tại Rochefort) là một bác sĩ phẫu thuật hải quân, nhà động vật học và nhà giải phẫu học người Pháp.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1806, Quoy bắt đầu học ngành y khoa tại một trường y học hải quân ở Rochefort, sau đó được làm bác sĩ phẫu thuật phụ trợ trong chuyến đi đến Antilles (18081809)[1]. Sau khi lấy bằng tiến sĩ y khoa vào năm 1814 tại Montpellier, ông trở thành bác sĩ phẫu thuật chính trong hành trình đi đến Réunion (18141815).

Cùng với Joseph Paul Gaimard, ông đã theo ngành tự nhiên học và là bác sĩ phẫu thuật làm việc trên con tàu Uranie do Louis de Freycinet chỉ huy (18171820), sau đó là trên con tàu Astrolabe (18261829) dưới sự chỉ huy của Jules Dumont d'Urville[1].

Tháng 7 năm 1823, Quoy và Gaimard đã trình bày một báo cáo cho Viện Hàn lâm Khoa học Pháp về nguồn gốc hình thành của các rạn san hô[2]. Tác phẩm nghiên cứu của họ đã được trích dẫn bởi Charles Darwin trong sách chuyên khảo của ông về sự hình thành các rạn và đảo san hô.

Trong chuyến thám hiểm trên tàu Astrolabe, Quoy và Gaimard đã thu thập được mẫu vật của Tachygyia microlepis, một loài thằn lằn bóng khổng lồ hiện đã tuyệt chủng ở Tonga[3].

Năm 1824, Quoy được bổ nhiệm làm giáo sư giải phẫu học tại Trường Hải quân Rochefort (18321835). Ông tiếp tục sự nghiệp của mình tại các bệnh viện hải quân ở Toulon (18351837) và Brest (18381848), sau đó được chọn làm Tổng thanh tra của Cục Y tế và Phẫu thuật Hải quân (18481858)[1].

Các chi và loài được đặt theo tên của Quoy[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Saunders, Brian (2012). Discovery of Australia's Fishes: A History of Australian Ichthyology to 1930. Csiro Publishing. tr. 29–30. ISBN 978-0-643-10672-7.
  2. ^ Quoy, Jean René; Gaimard, Joseph Paul (1824). Voyage autour du Monde: Zoologie. Paris: Pillet Ainé. tr. 658–671.
  3. ^ “Tachygyia microlepis”. The Reptile Database. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Beolens, Bo; Watkins, Michael; Grayson, Michael (2011). The Eponym Dictionary of Reptiles. Baltimore: Johns Hopkins University Press. xiii + 296 pp. ISBN 978-1-4214-0135-5. ("Quoy", p. 214).