Kẹo dẻo gấu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Kẹo dẻo gấu
Kẹo gấu của Haribo, hãng đầu tiên sản xuất loại kẹo này
LoạiKẹo dẻo
Xuất xứĐức
Sáng tạo bởiHans Riegel Sr.
Thành phần chínhGelatin, đường, đường glucose lỏng, tinh bột, hương liệu, màu thực phẩm, acid citric
Kẹo dẻo với các màu khác nhau

Kẹo dẻo gấu hay gummy bear (tiếng Đức: Gummibär) là một loại kẹo cao su dẻo hương trái cây có nguồn gốc từ Đức. Kẹo dài khoảng 2–3 cm, đúc hình con gấu với thành phần chính là gelatin, đường, tinh bột, hương liệu và màu thực phẩm.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Kẹo có nguồn gốc từ Đức, nơi nó được gọi là Gummibär (kẹo cao su gấu dẻo). Ban đầu người ta sử dụng gum arabic, một loại chất làm dày và ổn định, để chế biến kẹo.

Năm 1920, Hans Riegel Sr., một người thợ làm bánh đến từ Bonn, thành lập công ty bánh kẹo Haribo. Năm 1922, lấy cảm hứng từ những con gấu được huấn luyện để diễn xiếc hội chợ ở châu Âu trong thế kỷ 19, ông đã phát minh ra Tanzabär (chú gấu nhảy), một loại kẹo cao su nhỏ giá rẻ, vị trái cây dành cho cả trẻ em và người lớn. Phiên bản nhỏ hơn sau này của nó là Goldbär (gấu vàng).[1] Ngay cả trong thời kỳ siêu lạm phát ở Cộng hòa Weimar cũ, kẹo Haribo vẫn giữ giá rẻ khi một cặp kẹo bán tại các ki-ốt chỉ có giá một pfennig.[1] Thành công của Tanzabär đã trở thành tiền đề cho phiên bản kẹo gấu vàng sau này của hãng vào 1967.[1]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Sự thành công và nổi tiếng của kẹo dẻo gấu đã giúp phát triển thêm nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác như kẹo hình giun, ếch, anh đào, táo, burger. Một số công ty sản xuất những viên kẹo dài và nặng tới vài kilogram.[2]

Dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Kẹo dẻo gấu vàng Haribo
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng1.459 kJ (349 kcal)
77 g
Đường46 g
0 g
6.9 g
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[3] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[4]

Kẹo dẻo gấu và các loại kẹo dẻo nói chung được xếp vào nhóm thực phẩm chứa calo rỗng, tức thực phẩm có ít chất dinh dưỡng mà chủ yếu là đường, chất béo và cồn. Vì vậy, việc tiêu thụ nhiều kẹo này có thể dẫn tới thèm ăn và tăng cân.[5]

Với kết cấu dẻo đặc trưng, kẹo cũng có thể bám vào kẽ răng, gây sâu răng.[6]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “1922 – The DANCING BEAR is born”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ “World's largest Gummy Bear goes on sale”. NewsLite.tv. 22 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2009.
  3. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ “Product Detail: Bear Essentials – Multi Vitamin Gummi Bears”. 28 tháng 3 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2013.
  6. ^ “Family Dental, Family Dental Plan, Family Dental Insurance”. Dentalplans.lifetips.com. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2013.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]