Bước tới nội dung

Tự hào

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Kiêu hãnh)
Superbia: từ Latin cho tự hào

Tự hào là một cảm xúc hướng nội với hai ý nghĩa khác nhau tùy theo bối cảnh. Với một ý nghĩa xấu tự đắc nói đến một cảm xúc ngớ ngẩn[1], thiếu lý trí về giá trị, địa vị xã hội hoặc những thành tựu của bản thân. Với nghĩa tốt, tự hào đề cập tới một ý thức khiêm nhường và cảm giác thỏa mãn với sự lựa chọn và hành động của bản thân, hành động và lựa chọn của người khác hoặc đối với một nhóm xã hội, và là một sản phẩm của sự khen ngợi, tự suy ngẫm về bản thân, và một cảm giác hạnh phúc của sự bao hàm/thuộc về.

Trong Do thái giáo, tự đắc được coi là gốc rễ của mọi điều ác. Trong Kitô giáo, tự đắc được coi là tội trọng lớn nhất của bảy mối tội đầu, cha đẻ của mọi tội lỗi.

Các triết giacác nhà tâm lý học xã hội đã cho rằng tự hào là một cảm xúc phức tạp thứ cấp. Nó đòi hỏi sự phát triển của một cảm giác về bản thân và sự thành thạo của những phân biệt khái niệm có liên quan (ví dụ tự hào khác biệt với hạnh phúc và niềm vui) thông qua sự tương tác dựa trên ngôn ngữ với người khác.[2] Một số nhà tâm lý học xã hội xác định biểu hiện không bằng lời của niềm tự hào như là một phương tiện gửi tín hiệu chức năng, tự động nhận thức về phân cấp xã hội cao.[3] Ngược lại, tự hào cũng có thể được định nghĩa là một sự bất đồng với sự thật ở mức thấp. Một định nghĩa về tự hào theo nghĩa cũ bắt nguồn từ Augustinô: "Yêu thích sự tài giỏi của mình".[4] Một định nghĩa tương tự của Meher Baba: "Tự hào là cảm giác đặc biệt, qua đó cái tôi phát triển."[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Definition of HUBRIS”. www.merriam-webster.com. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2016.
  2. ^ Sullivan, GB (2007). “Wittgenstein and the grammar of pride: The relevance of philosophy to studies of self-evaluative emotions”. New Ideas in Psychology. 25 (3): 233–252. doi:10.1016/j.newideapsych.2007.03.003.
  3. ^ Shariff, AF; Tracy, JL (tháng 10 năm 2009). “Knowing who's boss: implicit perceptions of status from the nonverbal expression of pride”. Emotion. 9: 631–9. doi:10.1037/a0017089. PMID 19803585.
  4. ^ "Est autem superbia amor proprie excellentie, et fuit initium peccati superbia."“Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  5. ^ Baba, Meher (1967). Discourses. 2. San Francisco: Sufism Reoriented. p. 72. ISBN 978-1880619094.

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]