Kotor

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kotor
Котор
Hiệu kỳ của Kotor
Hiệu kỳ
Kotor trên bản đồ Montenegro
Kotor
Kotor
Quốc giaMontenegro
Đô thịKotor
Thành lậpThế kỷ 5 TCN
Khu dân cư56
Chính quyền
 • Thị trưởngVladimir Jokić (DCG)
 • Ruling coalitionDCG-DF-SDP-URA
Diện tích
 • Đô thị335 km2 (129 mi2)
Dân số (Điều tra 2011)
 • Mật độ68/km2 (180/mi2)
 • Đô thị12,583
 • Thôn quê10,018
 • Đô thị22,601
Múi giờCET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)CEST (UTC+2)
Mã bưu chính85330
Thành phố kết nghĩaKehl, Stari Grad, Belgrade, Nesebar, Santa Barbara, Campomarino, Szeged, Přerov, Ohrid sửa dữ liệu
ISO 3166-2 codeME-10
Car PlatesKO
Trang webOfficial
Một phần củaVùng Tự nhiên và Văn hóa-Lịch sử của Kotor
Tiêu chuẩnVăn hóa: (i)(ii)(iii)(iv)
Tham khảo125ter
Công nhận1979 (Kỳ họp 3)
Mở rộng2012, 2015

Kotor (tiếng Montenegro: Котор / Kotor, phát âm là [kɔ̌tɔr],tiếng Ý: Cattaro) là một thị trấn ven biển ở Montenegro. Nó nằm trong một phần tách biệt của vịnh Kotor. Thị trấn có dân số 13.510 người và là trung tâm hành chính của Đô thị Kotor.

Cảng Địa Trung Hải của Kotor được bao quanh bởi công sự ấn tượng được xây dựng trong thời Cộng hòa Venezia và ảnh hưởng Venezia vẫn còn chiếm ưu thế trong kiến trúc của nó. Nó nằm bên bờ Vịnh Kotor, một vịnh nhỏ của biển Adriatic, đôi khi được gọi là vịnh hẹp cực nam châu Âu, nhưng thực chất nó là một cửa cắt khía, một hẻm núi sông ngập nước. Cùng với gần vách núi đá vôi nhô ra gần đó là OrjenLovćen, Kotor và khu vực xung quanh tạo thành cảnh quan ấn tượng, đẹp như tranh vẽ.

Kể từ năm 2000, Kotor đã chứng kiến sự tăng trưởng khách du lịch tới đây,[1] nhiều người trong số họ đến bằng tàu du lịch. Du khách được thu hút bởi vẻ đẹp tự nhiên của vịnh và cả cảnh quan văn hóa, kiến trúc, lịch sử của thị trấn cổ Kotor. Kotor là một phần của di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1979 với tên gọi Vùng Tự nhiên và Văn hóa-Lịch sử của Kotor. Ngoài ra, Thành lũy của Kotor cũng được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2017 như là một phần của Công trình phòng thủ Venetian giữa thế kỷ 15 và 17: Stato da Terra – Tây Stato da Mar.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ World Travel and Tourism Council
  2. ^ Centre, UNESCO World Heritage. “Venetian Works of Defence between 15th and 17th centuries: Stato da Terra – western Stato da Mar”. whc.unesco.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017.