Làng mây tre đan Chính Mỹ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Làng mây tre đan Chính Mỹlàng nghề cổ truyền[1][2] có cách đây trên 200 năm[3], nay thuộc xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ trong nước và xuất khâu sang nhiều nước trên thế giới; đã được chỉ dẫn địa lý[4]. Làng có trên 1.000 hộ sản xuất mây tre đan, được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2007[5] và trở thành điểm du lịch phía Bắc sông Cấm thành phố Hoa Phượng Đỏ[6].

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Xưa, Chính Mỹ chủ yếu gồm đồi, núi và rừng rậm, đất cho sản xuất nông nghiệp hạn hẹp, cằn cỗi[7], năng suất lúa không cao. Chính vì vậy, người Chính Mỹ sớm biết tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có để phát triển các nghề phụ trong những lúc nông nhàn. Phổ biến và xuất hiện sớm là nghề sơn tràng. Là khu vực có nguồn tre, nứa, mây khá dồi dào nên nghề mây tre đan đã hình thành từ rất sớm và phát triển đến ngày nay.

Tổ chức sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Trong làng, có sự phân chia tự nhiên theo sản phẩm đan, thôn chuyên đan thúng, thôn chuyên đan giần, sáng, nia...; theo các công đoạn của quá trình sản xuất tạo sản phẩm: hộ chuyên vót nan, chuyên đan, chuyên vào cạp.[8]

Sản xuất mây tre đan[sửa | sửa mã nguồn]

Chọn nguyên liệu đan[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên liêu chính là tre, mây. Tre làm cạp và mây (song hoặc ràng rang) để nức (buộc cạp).

Lựa chọn đảm bảo vừa có độ cứng, vừa có độ dẻo; thường chọn nhưng cây tre tươi, bánh tẻ. Không chọn những cây tre quá già vì giòn, không chọn những cây tre non vì chưa đủ độ dẻo; và cùng không chọn cây tre cộc (tre bị mất ngọn từ lúc còn non), tre bị sâu, kiến vì thịt tre giòn, yếu.

Chọn cây mây to bằng ngón tay út, dài tới 5 – 7 m. Cắt mây về, bỏ bẹ lá rồi chẻ.

Làm nan, cạp và mây[sửa | sửa mã nguồn]

Tuỳ theo từng sản phẩm để làm nan dài, ngắn, to nhỏ, dầy mỏng, thô hay nhẵn khác nhau. Làm nan gồm các bước pha tre, chẻ nan, vót nan và phơi khô tạo độ dẻo.

Làm cạp: cạp trong thì lấy phần gốc tre cạp ngoài thì lấy phần ngọn tre.

Làm mây: cây mây già, loại bỏ phần vỏ, và chẻ thành 4 hoặc 6, 8 tùy theo thân mây to hay nhỏ; vót bỏ ruột, chỉ lấy phần bì dùng để nức. Ngoài ra, có thể dùng dây ràng ràng, chỉ cần bóc bỏ vỏ lấy ruột làm dây buộc vì thân ràng ràng nhỏ hơn mây.

Đan mê, vào cạp và nức[sửa | sửa mã nguồn]

Tùy theo từng sản phẩm kỹ thuật đan khách nhau. Xảo thì mắt thưa; thúng, rá thì đan mắt dầy; thúng đan “bắt 3 đè 3”, nia đan “bắt 4 đè 3”...

Sản phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Sản phẩm làng nghề gồm các vật dụng sử dụng cho các hoạt động thường ngày (tiêu thụ trong nước) như: thúng, nong nia, giần sàng, rổ, rá, sọt đựng hàng, thuyền nan (để đánh bắt cá ở ao, đầm)… Sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Hàn QuốcNhật Bản: giỏ, hộp đựng trái cây, bình hoa, đĩa, đồ thủ công mỹ nghệ…

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Làng nghề cổ truyền huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2011, tác giả: Văn Duy và Lê Xuân Lựa.
  2. ^ “Làng nghề cổ truyền huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập 9 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 523 và 779.
  4. ^ Đan Đức Hiệp (6 tháng 10 năm 2014). “Quyết định số 2018/QĐ-UBND về việc Sử dụng tên địa danh va xác định bản đồ tên địa lý tương ứng với tên địa danh vùng sản xuất sản phẩm đặc sản, làng nghề để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể” (PDF). haiphong.gov.vn. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2016. Truy cập 2 tháng 2 năm 2014.
  5. ^ “Vài nét về làng mây tre đan Chính Mỹ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2016. Truy cập 9 tháng 1 năm 2016.
  6. ^ “Đề án đẩy mạnh phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2016. Truy cập 9 tháng 1 năm 2016.
  7. ^ “Hành trình đi tìm "cẩm nang" làm giàu của một Chủ tịch xã”.
  8. ^ "Nghề là vật chất, người làm nghề là vật sống...". Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 9 tháng 1 năm 2016.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]