Thảo luận:Làng mây tre đan Chính Mỹ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Goodmorninghpvn trong đề tài Chép

Nổi bật[sửa mã nguồn]

Làng mây tre đan Chính Mỹ đã được:

- công nhận là làng nghề truyền thống theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp;
- nhắc đến trong cuốn sách "Làng nghề cổ truyền huyện Thủy Nguyên Hải Phòng"; của các tác giả Văn Duy,Lê Xuân Lựa; do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2011, dày 207trang; Nội dung: Sách nghiên cứu làng nghề cổ truyền ở Thủy Nguyên - Hải Phòng dưới góc nhìn văn hóa dân gian; giới thiệu một số nghề cổ truyền đặc trưng ở Thủy Nguyên như: nghề đan tre ở xã Chính Mỹ; nghề trồng cau ở Nhân Lí, xã Cao Nhân; nghề gốm; nghề đan thào; nghề đúc gang, đúc đồng; nghề đóng thuyền; nghề nung vôi ... mỗi nghề được giới thiệu từ lịch sử hình thành phát triển, kỹ thuật làm đến thị trường tiêu thụ.. Sách được nhiều thư viên, trường học sử dụng. Xem tại: 1, 2, 3, 4, 5...

Morning (thảo luận) 15:22, ngày 9 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chào bạn, tôi hơi phân vân về độ nổi bật của làng nghề/nghề thủ công được nói đến trong bài. Theo như bài (và các nguồn tài liệu bài sử dụng) cho biết thì làng mây tre đan Chính Mỹ được công nhận là một làng nghề truyền thống của huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, như vậy đây là một làng nghề/nghề thủ công ở cấp địa phương. Tôi cho rằng các làng nghề được công nhận cấp quốc gia là đủ nổi bật. Các làng nghề cấp địa phương phải có điểm ưu trội có một không hai, mới thực sự đáp ứng đủ tiêu chí nổi bật (làng cau Cao Nhân là làng duy nhất xuất khẩu cau, ví dụ thế). Việt Hà (thảo luận) 16:24, ngày 9 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Anh Việt Hà thân mến:
- Cho đến nay Việt Nam chưa phân định rõ làng nghề truyền thống ở các cấp độ Quốc gia, tỉnh (thành), huyện, xã. Mà chỉ quy định làng nghề truyền thống, làng nghề...
- Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 18/12/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn thì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung và tiêu chuẩn công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn. Như vậy là việc công nhận làng nghề được ủy quyền cho tỉnh (hoặc thành phố) công nhận dựa theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp. Do đó, các làng nghề được công nhận đều được hiểu chung là cấp quốc gia.
- Làng mây tre đan Chính Mỹ đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng công nhận là làng nghề truyền thống do đạt 03 tiêu chí của Bộ Nông nghiệp ban hành như sau: a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Xin ý kiến của anh. Morning (thảo luận) 16:36, ngày 9 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đúng rồi, về điểm này tôi có chút nhầm lẫn, dường như mới chỉ có các làng nghề/nghề truyền thống được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia mà thôi. Tại Nhật thì họ phân định rõ làng nghề công nhận cấp quốc gia hoặc cấp địa phương (tỉnh). Trong trường hợp bài này, bạn cần tìm kiếm thêm các nguồn ngoài tỉnh để chứng minh độ nổi bật của làng nghề trung lập hơn và có trọng lượng hơn. Ngoài ra, nên rút ngắn phần sản xuất mây tre đan vì [dường như] quy trình sản xuất này giống nhau tại mọi làng quê Bắc Bộ, nơi sản phẩm gia dụng thủ công làm từ mây tre đan trước kia là hết sức phổ biến Việt Hà (thảo luận) 17:05, ngày 9 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mình nghĩ công nhận cấp tỉnh cũng đủ rồi, các thành viên wiki tiếng Việt ơi, đừng nên làm khó. Bên Wiki tiếng Đức, các làng thuộc các xã (đơn vị hành chính nhỏ nhất) cũng có bài riêng, miễn có gì đáng kể ra. Họ xem đó là một bài về địa lý. Không biết wiki tiếng Anh thì như thế nào? Quan trọng theo ý kiến mình là tránh viết bài nghe có vẻ quảng cáo, nên viết giữ được tính khách quan. DanGong (thảo luận) 17:20, ngày 9 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chép[sửa mã nguồn]

Lần nữa tôi phải nhắc là bài này cũng như thành viên viết bài toàn copy sao chép trên mạng xong vá lại, không chịu biên tập, đây là lần thứ 2 tôi nhắc việc này, có lần thứ 3 tôi sẽ đưa vụ này lên bảo quản viên. Chép bài là tiền lệ cực xấu, làm Wikipedia vi phạm bản quyền, trái tinh thần của dự án này. Đây không phải bài duy nhất,, hàng chục bài thành viên khởi tạo viết đều 1 khuôn như nhau.  A l p h a m a  Talk 02:56, ngày 11 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Trong 9 nguồn chỉ có 3-4 nguồn nhắc tới rõ nét (có nguồn hàn lâm lại không ghi chung chung không có số trang), cần vài nguồn hàn lâm nữa chứng minh độ nổi bật.  A l p h a m a  Talk 06:05, ngày 11 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đã bổ sung thêm nguồn. Morning (thảo luận) 16:32, ngày 11 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời