Lạc đà Nam Mỹ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lạc đà Nam Mỹ
Lạc đà Guanaco (Lama glama)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Artiodactyla
Họ (familia)Camelidae
Tông (tribus)Lamini
Webb, 1965
Các chi
Xem bài.

Lạc đà Nam Mỹ (Danh pháp khoa học: Lamini), còn được gọi là laminoids là một tông động vật trong phân họ lạc đà (Camelinae) thuộc họ lạc đà (Camelidae), chúng gồm hai chi động vật với 04 loài còn tồn tại ở Nam Mỹ và hai chi đã tuyệt chủng. Chúng không phải là lạc đà thật sự như những loài lạc đà một bướu hay lạc đà hai bướuchâu Áchâu Phi sống ở hoang mạc mà chúng sống ở cao nguyên, nhanh nhẹn và không có bướu.

Ban đầu chúng gồm hai loài được biết đến là đã thuần hóa (lạc đà ngựa và lạc đà cừu), trong khi sau này phát hiện thêm hai loài chỉ được tìm thấy trong tự nhiên (đã tuyệt chủng). Tất cả các loài này đều thiếu lưỡng hình giới tính, khó phân biệt con đực và con cái. Bốn loài có thể lai và sinh sản. Hệ thống tiêu hóa của lạc đà Nam Mỹ (lamoids) cho phép chúng có thể tiêu hóa chất độc nhất định. Laminoids cũng thiếu một túi mật.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Lạc đà Vicuna hoang dã
Lạc đà cừu

Đặc tính[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây giới thiệu một số đặc tính của các loài lạc đà Nam Mỹ còn tồn tại:

Alpaca[sửa | sửa mã nguồn]

Lạc đà Alpaca trưởng thành trung bình cao khoảng 81–99 cm, nặng khoảng 48–84 kg. Alpaca nhỏ hơn llama nhiều và không giống như llama, chúng không dùng để thồ hàng mà là loài cung cấp lông. Lông alpaca, rất giống với len, được sử dụng để làm các sản phẩm đan, dệt. Các sợi lông này có nhiều màu sắc tự nhiên tùy vùng mà alpaca sinh sống như 52 màu ở Peru, 12 màu ở Úc và 16 màu ở Mĩ. Alpaca cảnh báo cả đàn về kẻ ngoại lai bằng kêu lớn, đầy sắc lạnh như tiếng lừa kêu. Đàn có thể tấn công kẻ thù nhỏ bằng chân trước như đá hay đạp. Chúng còn có tập tính phu nước miếng. Alpaca cái rất mắn đẻ, chúng đều có thể mang thai chỉ sau một lần giao cấu nhưng cũng có một số ít trường hợp chúng thể thụ thai.

Là loài nhai lại chúng hay đưa các thức ăn (thường là cỏ xanh) lên miệng để nhai và có thể nhắm bắn chất nhầy nhụa này vào đối phương. Chúng rất ít khi phun vào nhau nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn phun nước miếng vào con người. Alpaca cần ít thức ăn hơn các loài khác ở cùng lứa tuổi. Chúng thường ăn rơm rạ hoặc cỏ nhưng chúng cũng có thể ăn một vài loại cây khác và cũng là bình thường nếu cúng cố gắng nhai mọi thứ như chai nhựa. Hầu hết, người chủ luôn điều chỉnh thay đổi nơi ăn cỏ của chúng để cỏ có thể mọi lại. Alpaca có thể ăn cỏ thiên nhiên. Alpaca cần lượng thức ăn bằng khoảng 1-2% trọng lượng cơ thể mỗi ngày, vậy là tốn khoảng 27 kg cỏ/tháng/con.

Llama[sửa | sửa mã nguồn]

Lạc đà không bướu

Lạc đà không bướu hay còn gọi là đà mã, một con lạc đà không bướu trưởng thành đầy đủ có thể cao 1,7 đến 1,8 m (5,5 đến 6,0 ft) và nặng 130 đến 200 kilôgam (280 đến 450 lb). Lúc mới sinh, lạc đà không bướu con (còn gọi là cria) có thể nặng từ 9 đến 14 kg (20 đến 30 lb). Lạc đà không bướu có thể sống đến 20-30 năm, tùy theo điều kiện chăm sóc. Lạc đà không bướu là loài vật sống rất tập thể, chúng thường chung sống thành bày đàn. Lông lấy từ lạc đà không bướu rất mềm và không có lanolin (mỡ ở lông). Lạc đà không bướu cũng là loài động vật thông minh, chúng có thể học được một số việc sau vài lần bắt chước. Lạc đà không bướu có thể thồ được hàng nặng 25% đến 30% trọng lượng cơ thể suốt quãng đường 5-8 dặm.

Vicuña[sửa | sửa mã nguồn]

Lạc đà Vicuña được xét là thanh nhã, duyên dáng và nhỏ hơn lạc đà Guanaco. Bộ lông dài giống len của lạc đà Vicuña màu nâu nâu vàng trên lưng, trong khi lông trên cổ họng và ngực có màu trắng và khá dài. Đầu hơi ngắn hơn của lạc đà Guanaco và tai hơi dài hơn. Chiều dài của đầu và cơ thể khoảng 1,45-1,60 m (khoảng 5 ft); chiều cao 75-85 tới vai cm (khoảng 3 ft), trọng lượng 35–65 kg (dưới 150 lb). Lạc đà Vicuña sống duy nhất ở Nam Mỹ, chủ yếu ở trung tâm dãy Andes.

Guanaco[sửa | sửa mã nguồn]

Lạc đà Guanaco có chiều cao đến vai khoảng 107 đến 122 cm (3,5 đến 4 foot) và cân nặng khoảng 90 kg (200 lb). Mặc sắc cơ thể của chúng biến đổi rất ít (khác với loài Lạc đà không bướu), từ màu nâu nhạt cho đến màu quế sẫm và ở bụng thì có màu trắng. Lạc đà Guanaco có mặt màu xám và tai thẳng nhỏ. Chúng có ngoại hình và thể vóc to hơn loài lạc đà Vicuña.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Wheeler, Jane C. (2012). "South American camelids - past, present and f uture" (PDF). Journal of Camelid Science. 5: 13. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2016.
  • Fowler, Murray E. (1998). Medicine and surgery of South American camelids: llama, alpaca, vicuña, guanaco (2nd ed.). Ames, Iowa: Blackwell. ISBN 0813803977.
  • Hogan, C. Michael (2008). Strömberg, N., ed. "Guanaco: Lama guanicoe". GlobalTwitcher.
  • Stahl, Peter W. (ngày 4 tháng 4 năm 2008). "Animal Domestication in South America". In Silverman, Helaine; Isbell, William. Handbook of South American Archaeology. Springer. pp. 121–130. ISBN 9780387752280.
  • Castillo-Ruiz, Alexandra. "Lama pacos: alpaca". Animal Diversity Web. University of Michigan. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  • Quiggle, Charlotte (Fall 2000). "Alpaca: An Ancient Luxury". Interweave Knits: 74–76.
  • "Guanaco: Lama guanicoe". World Association of Zoos and Aquariums. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  • "San Diego Zoo's Animal Bytes: Guanaco". Zoological Society of San Diego. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  • Baldi, B.; Lichtenstein, G.; González, B.; Funes, M.; Cuéller, E.; Villalba, L.; Hoces, D.; Puig, S. (2008). "Lama guanicoe". IUCN Redlist. International Union for Conservation of Nature and Natural Resources. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.
  • Furlong, Charles Wellington (October 1912 – March 1913). "Hunting the Guanaco". The Outing Magazine. 61 (1): 5.
  • "Mammal Guide: Vicuña". Animal Planet. Discovery Communications, LLC. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.