Lều Hội Ngộ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một mô hình phục dựng của Lều Hội Ngộ

Lều Hội Ngộ (tiếng Do Thái: משכן, mishkan, nghĩa là "cư ngụ" hoặc "nơi ở") được đề cập trong Torah (hoặc Cựu Ước) là tấm lều được dân tộc Israel dựng nên như một chốn linh thiêng tạm thời để Thiên Chúa hiện diện. Lều Hội Ngộ có kích thước 14x4x5m được làm bằng khung gỗ, phủ vải gai[1]. Trong hành trình Xuất Hành từ Ai Cập để đến đất Canaan, Lều Hội Ngộ đã được dựng lên ngay tại những trạm đóng trại nghỉ chân của dân tộc Israel. Kể từ sau khi Moses diện kiến Thiên Chúa (Yahweh) trên Núi Sinai để được ban Mười Điều Răn, Lều Hội Ngộ trở thành nơi cất giữ Hòm Bia Giao Ước Mười Điều Răn và trở thành nơi cực thánh của Do Thái giáo. Trong suốt quãng thời gian du mục (40 năm di cư trên sa mạc, từ Ai Cập tìm về Miền Đất Hứa), người Do Thái hàng ngày tập trung quanh Lều để hiến tế và cầu nguyện. Nhiều năm sau, khi người Do Thái đã định cư yên ổn ở Canaan, vua David cho xây một đền thờ tại Jerusalem (đền thờ Jerusalem) để cất giữ Hòm Bia Giao Ước và thờ phụng Thiên Chúa[1]. Lều Hội Ngộ từ đó không còn nữa. Về sau, hình thức hiện đại của Lều Hội Ngộ là các đền thờ Do Thái giáo.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Đặng Hoàng Xa - "Câu chuyện Do Thái - Lịch sử thăng trầm của một dân tộc"