Cá nóc vằn vện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lagocephalus suezensis)
Cá nóc vằn vện
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Tetraodontidae
Chi (genus)Lagocephalus
Loài (species)L. suezensis
Danh pháp hai phần
Lagocephalus suezensis
Clark & Gohar, 1953

Cá nóc vằn vện,[2][3] còn gọi là cá nóc bạc vằn vện[4] hay cá đầu thỏ vằn vện,[5] tên khoa họcLagocephalus suezensis, là một loài cá biển thuộc chi Lagocephalus trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1953.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh suezensis được đặt theo tên gọi của vịnh Suez, nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập (hậu tố –ensis trong tiếng Latinh có nghĩa là "đến từ").[6]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Biển Đỏ, cá nóc vằn vện đã tiến vào Địa Trung Hải thông qua kênh đào Suez và hình thành một quần thể ổn định ở khu vực này. Cá nóc vằn vện đã mở rộng phạm vi về phía bắc đến phía nam biển Aegea (ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ)[7] và xa hơn ở phía tây đến bờ biển Libya.[8]

Cá nóc vằn vện chưa được ghi nhận ở Đông Phi hay Nam Á, nhưng chúng xuất hiện phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa về phía nam đến bờ bắc Úc.[1]

Cá nóc vằn vện có thể được tìm thấy ở độ sâu đến 100 m.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc vằn vện là 18 cm.[9] Cá nóc vằn vện khá giống với cá nóc đầu thỏ chấm tròn, nhưng nhìn chung thì cá nóc vằn vện có kích thước nhỏ hơn cá đầu thỏ.[10]

Cá nóc vằn vện có một nếp gấp da nổi lên dọc theo bề dưới của cuống đuôi; các đốm ở lưng của cá nóc vằn vện có nhiều kích thước khác nhau với màu nâu xám, trái ngược với các đốm đen có kích thước bằng nhau trên lưng của cá nóc đầu thỏ.[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Shao, K.; Liu, M.; Jing, L.; Hardy, G.; Leis, J. L. & Matsuura, K. (2014). Lagocephalus suezensis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T193628A2249591. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T193628A2249591.en. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Phương Lan (22 tháng 5 năm 2005). “Không nên đùa với cá nóc”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2022.
  3. ^ B.T.Th (7 tháng 9 năm 2011). “Ngộ độc cá nóc, 1 người chết và 4 người nguy kịch”. Báo Người lao động. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2022.
  4. ^ Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Nguyễn Hữu Hoàng (2008). “Nghiên cứu độc tố trong một số loài cá Nóc độc ở biển Việt Nam” (PDF). Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng: 1–88. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  6. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes: Families Triodontidae, Triacanthidae, Triacanthodidae, Diodontidae and Tetraodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2022.
  7. ^ Bilecenoglu, Murat; Taşkavak, Ertan; Kunt, K. Bogaç (2002). “Range extension of three lessepsian migrant fish (Fistularia commersoni, Sphyraena flavicauda, Lagocephalus suezensis) in the Mediterranean Sea” (PDF). Journal of the Marine Biological Association of the United Kingdom. 82 (3): 525–526. doi:10.1017/S0025315402005829. ISSN 1469-7769.
  8. ^ Ben-Abdallah, Abdallah; Al-Turky, Akram; Nafti, Ahmed; Shakman, Esmail (2011). “A new record of a Lessepsian fish, Lagocephalus suezensis (Actinopterygii: Tetraodontiformes: Tetraodontidae), in the south Mediterranean (Libyan coast)” (PDF). Acta Ichthyologica Et Piscatoria. 41 (1): 71–72. doi:10.3750/aip2011.41.1.11. ISSN 0137-1592.
  9. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lagocephalus suezensis trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  10. ^ a b Farrag, Mahmoud; El-Haweet, Alaa; Akel, El-Sayed; Moustafa, Mohsen (2016). “Occurrence of puffer fishes (Tetraodontidae) in the eastern Mediterranean, Egyptian coast - filling in the gap” (PDF). BioInvasions Records. 5 (1): 47–54. doi:10.3391/bir.2016.5.1.09. ISSN 2242-1300.