Lithi (dược phẩm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Liti (dược phẩm))
Lithium
2D chemical structure of lithium carbonate
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạinhiều[1]
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa681039
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: D
  • US: D (Bằng chứng về rủi ro)
Dược đồ sử dụngqua đường miệng, ngoài ruột
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngtùy vào công thức
Liên kết protein huyết tươngKhông
Chuyển hóa dược phẩmThận
Chu kỳ bán rã sinh học24 h, 36 h (người lớn)[2]
Bài tiết>95% thận
Các định danh
Tên IUPAC
  • Lithium(1+)
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
ChEBI
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcLi+
Khối lượng phân tử6.941 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • [Li+]
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/Li/q+1
  • Key:HBBGRARXTFLTSG-UHFFFAOYSA-N

Các hợp chất lithi, còn được gọi là muối lithi, là một loại dược phẩm chủ yếu được sử dụng với vai trò một loại thuốc tâm thần.[2] Chúng có thể hỗ trợ trong điều trị rối loạn trầm cảm khi bệnh không tiến triển sau khi sử dụng các thuốc chống trầm cảm khác, và rối loạn lưỡng cực.[2] Trong những rối loạn này, chúng cũng giúp làm giảm nguy cơ tự tử.[3] Lithi được uống qua đường miệng.[2]

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm tăng tiểu tiện, bị run tay và khát nước.[2] Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể có như suy giáp, đái tháo nhạt, và bị nhiễm độc lithi.[2] Theo dõi nồng độ máu được khuyến khích để giảm nguy cơ nhiễm độc tiềm tàng.[2] Nếu nồng độ trở nên quá cao, tiêu chảy, nôn mửa, phối hợp kém, buồn ngủù tai có thể xảy ra.[2] Nếu sử dụng trong khi mang thai, lithi có thể gây ra vấn đề ở trẻ.[2] Chúng có vẻ an toàn khi sử dụng trong khi cho con bú.[4] Muối lithi được phân loại là chất ổn định tâm trạng.[2] Cách thức hoạt động của thuốc này lại không được biết cụ thể.[2]

Vào thế kỷ XIX, lithi được sử dụng ở những người bị bệnh gút, động kinhung thư.[5] Việc sử dụng chúng trong điều trị rối loạn tâm thần bắt đầu vào năm 1948 bởi John Cade ở Úc.[5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Lithi có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[2] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển trong năm 2014 là từ 0,12 đến 0,20 USD mỗi ngày.[7] Tại Hoa Kỳ với liều lượng thông thường, chi phí khoảng 0,90 đến 1,20 USD cho mỗi ngày.[2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Lithium brands”. Drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m “Lithium Salts”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2015.
  3. ^ Cipriani, A; Hawton, K; Stockton, S; Geddes, JR (ngày 27 tháng 6 năm 2013). “Lithium in the prevention of suicide in mood disorders: updated systematic review and meta-analysis”. BMJ (Clinical Research Ed.). 346: f3646. doi:10.1136/bmj.f3646. PMID 23814104.
  4. ^ “Lithium use while Breastfeeding”. LactMed. ngày 10 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2015.
  5. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Sne2005
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Lithium Carbonate”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2015.