Long Thắng

Long Thắng
Xã Long Thắng
Di tích Bảo Tiền, người Pháp gọi là Citadelle Lavium có nghĩa là Thành Lai Vung
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhĐồng Tháp
HuyệnLai Vung
Trụ sở UBNDấp Hòa Ninh
Thành lập1980[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°14′20″B 105°40′40″Đ / 10,239022°B 105,677887°Đ / 10.239022; 105.677887
MapBản đồ xã Long Thắng
Long Thắng trên bản đồ Việt Nam
Long Thắng
Long Thắng
Vị trí xã Long Thắng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích31,2 km²
Dân số (2009)
Tổng cộng13.385 người[2]
Mật độ429 người/km²
Khác
Mã hành chính30229[3]
Mã bưu chính0277
Số điện thoại0277.3.848.470

Long Thắng là một thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Long Thắng nằm ở phía đông huyện Lai Vung, có vị trí địa lý:

Xã có diện tích 31,2 km², dân số năm 2009 là 13.385 người[2], mật độ dân số đạt 429 người/km².

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Long Thắng được chia thành 5 ấp: Hòa Bình, Hòa Ninh, Long An, Long Định, Thành Tấn.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tương truyền thời Nguyễn Ánh còn lưu lạc trong dân gian đã từng đặt chân đến nhiều vùng đất ở Nam Bộ, những địa danh đó đều được đặt tên "Long", trong số đó có Long Thắng. Nguyễn Ánh từng trú ẩn ở Chùa Bửu Hưng tránh quân Tây Sơn vào khoảng thời gian 1775 - 1776. Về sau khi ông lên ngôi đã sắc phong cho chùa. Ngoài ra ông từng cho lập một căn cứ đóng quân tại ấp Long Định, xã Long Thắng, được gọi là Bảo Tiền, nằm ở vị trí trọng điểm. Ngày nay Bảo Tiền chỉ còn là phế tích.

Ngày 27 tháng 12 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 382-CP[1][4], chia xã Hoà Thắng, huyện Lấp Vò thành hai xã lấy tên là xã Hoà Long và xã Long Thắng.

Ngày 5 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 4-CP[5], đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng, xã Hoà Thắng thuộc huyện Thạnh Hưng.

Theo Quyết định số 77-HĐBT[6] ngày 27 tháng 6 năm 1989, xã Long Thắng thuộc huyện Lai Vung.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn xã Long Thắng có Trạm y tế xã Long Thắng.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Một số cơ sở giáo dục trên địa bàn xã Long Thắng:

  • Trường THCS Long Thắng
  • Trường Tiểu học Long Thắng 1
  • Trường Tiểu học Long Thắng 2
  • Trường Mẫu giáo Long Thắng.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chùa Bửu Hưng (tục gọi là chùa Cả Cát) tọa lạc tại xã Long Thắng, huyện Lai Vung. Đây là một ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao, đã được công nhận là "Di tích quốc gia" vào ngày 3 tháng 8 năm 2007.
  • Di tích Bảo Tiền, người Pháp gọi là Citadelle Lavium có nghĩa là Thành Lai Vung

Đặc sản[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cà na Long Thắng.

Ở đây có câu ca dao:

Long Thắng là xứ quê mùa
Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na.

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Quyết định 382-CP năm 1980 điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Chính phủ ban hành
  2. ^ a b Số liệu năm 2009 của Tổng cục Thống kê
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Quyết định 382-CP năm 1980 điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Chính phủ ban hành”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2011.
  5. ^ Quyết định 4-CP năm 1981 về việc chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện: huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười và đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Chính phủ ban hành
  6. ^ Quyết định 77-HĐBT năm 1989 về việc chia huyện Thạnh Hưng và điều chỉnh địa giới hành chính một số xã của huyện Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]