Năm Sa Đéc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Năm Sa Đéc
Bà Năm Sa Đéc trong một bộ phim.
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Kim Chung
Ngày sinh
24 tháng 3, 1907[1]
Nơi sinh
Sa Đéc, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
26 tháng 1, 1988(1988-01-26) (80 tuổi)[1]
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giới tínhnữ
Nghề nghiệpNghệ sĩ cải lươngtuồng
Diễn viên điện ảnh
Lĩnh vựcCải lương
Sự nghiệp sân khấu
Tác phẩmĐào Tam Xuân
Phụng Nghi Đình
Chân trời tím (Má Phi)

Năm Sa Đéc (19071988) là một nữ nghệ sĩ cải lươngtuồng Việt Nam, bên cạnh tham gia một số tác phẩm điện ảnh. Bà được biết đến là vợ sau của học giả Vương Hồng Sển[2].

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, sinh ngày 24 tháng 3 năm 1907 tại Đồng Tháp.[1] Bà là con thứ 5 của bà Cả Tam, một nghệ sĩ hát bội và sáng lập gánh hát bội Thiện Tiền Ban.[1][2][3]

Tên bà được đặt theo tên Kim Chung, một nghệ sĩ hát bội nổi tiếng tại Mỹ Tho.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1928, bà đã bắt đầu đi hát cho một đoàn hát bội với tên Năm Nhỏ.[3][4] Bà nhanh chóng trở thành một đào chánh rất nổi tiếng, qua vai Đào Tam Xuân, Lữ Phụng Tiên, Phụng Nghi Đình.[5]

Sau này, do trùng tên với một nghệ sĩ, là con dâu của một đoàn hát, Năm Nhỏ phải đổi tên thành Năm Sa Đéc.[1][3]

Vai diễn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đào Tam Xuân (vai Đào Tam Xuân)
  • Phụng Nghi Đình (vai Lữ Phụng Tiên)
  • Tiết Giao đoạt ngọc (vai Hồ Nguyệt Cô)
  • Ngũ biến báo phu cừu
  • Địch Thanh
  • Đoạn Tuyệt (vai bà Phán Lợi)

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1938, bà kết hôn với ông Đốc phủ sứ Đặng Ngọc Chấn, và có một cậu con trai tên Nguyễn Ngọc Đặng, sinh năm 1939. Tuy nhiên, do tư tưởng xướng ca vô loài, nên cuộc hôn nhân không thành công.[6]

Về sau, năm 1947, bà kết hôn với học giả Vương Hồng Sển, tuy nhiên bà chưa được xem là vợ hợp pháp của chồng.[2][6] Bà từng có một cậu con trai tên Vương Hồng Bảo với Vương Hồng Sển.[6]

Có thông tin cho rằng, bà từng mở một quán hủ tiếu mang tên Bà Năm Sa Đéc tại góc đường Nguyễn Tri Phương.[1][3][6] Tuy nhiên, theo như cháu ruột của bà, hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc là do một người cháu, vì hâm mộ bà nên đã đặt tên quán là bà Năm Sa Đéc.[6]

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Bà qua đời vào ngày 26 tháng 1 năm 1988 (8 tháng Chạp năm Đinh Mão) tại Thành phố Hồ Chí Minh sau một thời gian bạo bệnh.[1] Thi hài của bà được đưa về an táng tại quê nhà, tại xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h Lê Công Sơn (9 tháng 9 năm 2018). “Cuộc đời thăng trầm của cô Năm Sa Đéc”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ a b c Lục Tùng (25 tháng 11 năm 2017). “Có một Năm Sa Đéc... "rất khác". Báo Lao Động. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ a b c d Điền Thanh (17 tháng 9 năm 2015). “Cuộc đời truân chuyên của nghệ sĩ Năm Sa Đéc”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ a b Trần Trọng Trung (13 tháng 2 năm 2016). “Ngày xuân nhớ chuyện bà Năm Sa Đéc”. Báo Pháp Luật. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “Chuyện đời, chuyện nghề cô Năm Sa Đéc”. Báo Phụ Nữ Việt Nam. 11 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ a b c d e Lục Tùng (3 tháng 12 năm 2017). “Có một Năm Sa Đéc... "rất khác". Báo Gia Lai. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thiện Mộc Lan (2018) Nữ Nghệ sĩ Tiền Phong Năm Sa Đéc và Nghệ Thuật Sân Khấu Nam Bộ. NXB Tổng hợp TP.HCM