Năm mới Âm lịch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Năm mới Âm lịch
Năm mới Âm lịch
Bắn pháo hoa năm mới ở cảng Victoria, Hồng Kông
Tên gọi khácTết Âm lịch
Cử hành bởiNhiều quốc gia
KiểuVăn hóa truyền thống
NgàyKhông cố định
Tần suấtHàng năm
Từ trên xuống, từ trái sang:

Năm mới Âm lịch hay Tết Âm lịch (tiếng Anh: Lunar New Year) là tên gọi chung cho sự bắt đầu một năm mới tính theo âm lịchâm dương lịch. Âm lịch được xây dựng dựa trên pha của Mặt Trăng còn âm dương lịch dựa trên cả pha và dương lịch. Sự kiện này được nhiều nền văn hóa tổ chức theo các cách khác nhau và vào những ngày khác nhau.[1][2][3]

Phong tục[sửa | sửa mã nguồn]

Năm mới Âm lịch là ngày lễ được hàng triệu người trên toàn cầu kỷ niệm, đánh dấu kỳ trăng non đầu tiên trong lịch địa phương.[4] Tuy gọi là ngày năm mới âm lịch nhưng thực tế nó được tính trên cả âm lịchâm dương lịch.

Ngày năm mới hay Tết ở Trung Quốc được tính dựa trên âm dương lịch và thường diễn ra vào khoảng cuối tháng 1 - đầu tháng 2, tức kỳ trăng non thứ hai ngay sau ngày đông chí, hoặc kỳ thứ ba nếu đó là năm nhuận.[5] Tết ở các quốc gia khác như Hàn Quốc (Seollal) và Việt Nam (Tết Nguyên Đán) cũng trùng với ngày này nhưng khác về số ngày kỷ niệm và tập tục. Tại Malaysia, Singapore, nơi có những cộng đồng lớn người Hoa sinh sống, cùng với Brunei, ngày này được gọi là "Tết Trung Quốc" (Chinese New Year).

Ngày năm mới truyền thống của các nước Myanmar, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Thái Lan được tính theo Phật lịch và thường rơi vào khoảng giữa tháng 4.[6][4]

Trong tiếng Anh và ở những quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Năm mới Âm lịch còn được gọi với tên "Chinese New Year", điều này đã tạo ra một số ý kiến phản đối do ngày này không chỉ được tổ chức ở Trung Quốc và bởi người Trung Quốc. Chính vì vậy, nhiều phương tiện truyền thông sử dụng tên gọi "Lunar New Year" để tránh gây tranh cãi.[7][4][8]

Năm mới Hồi giáo trong lịch Hồi giáo (còn được gọi là Tết Hijri) cũng được tính theo âm lịch và thường rơi vào một ngày trong khoảng từ tháng 6 tới tháng 8.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Huang, Grace (5 tháng 2 năm 2019). “Lunar New Year: 11 things to know”. CNN.
  2. ^ “The Lunar New Year: Rituals and Legends”. Asia for Educators, Columbia University.
  3. ^ Wamg, Frances Kai-Hwa (23 tháng 1 năm 2017). “10 Lunar New Year facts to help answer your pressing questions”. NBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2018.
  4. ^ a b c d Kizer 2014, tr. 650-652.
  5. ^ 中國古代歲首分那幾種?各以何為起點? [In ancient China, how to decide the starting point of a year?] (bằng tiếng Trung). Central Weather Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ Zhong 2019, tr. 109.
  7. ^ Zhong 2019, tr. 109-111.
  8. ^ Haiwang Yuan. “The Origin of Chinese New Year”. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2016.

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kizer, Jessica M. (2014), “Lunar New Year”, Asian American Society: An Encyclopedia, Sage Publications, Inc.
  • Zhong, Ai (2019), “A linguistic celebration of Chinese New Year in the Modern World”, China Beyond the Binary: Race, Gender, and the Use of Story, Cambridge Scholars Publishing