Buồn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nỗi buồn)
Bức tượng Entombment of Christ năm 1672 mô tả Mary Magdalene đang khóc

Buồn (hay buồn rầu, buồn bã) là một trong các trạng thái tình cảm,cảm xúc của con người, đối lập với vui.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Hai cô gái buồn bã

Bản chất của cảm xúc: là kết quả phản ứng và biến đổi của tâm sinh lý thông qua trạng thái rung cảm với nội tại trong cơ thể và với môi trường xung quanh. Trong khi suy nghĩ, ý chí và niềm tin của bạn tạo ra tần số rung cảm với bất kỳ điều gì bạn để ý tới. khiến trạng thái tinh thần luôn biến động theo những dòng suy nghĩ miên man bất tận… Sự rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì, là quá trình tâm lý tác động đến biến đổi sinh lý sau đó, tùy theo mức ảnh hưởng tốt, xấu do tác động để lại, tồn tại rất nhiều nguồn năng lượng tích cực và tiêu cực khác nhau, ở nhiều dạng tốt và xấu khác nhau, có cái có thể nhận diện được, có cái không

Cảm xúc sẽ bị chai lỳ theo thời gian, và từ đó sẽ trở thành người bị trầm cảm, loài người là một nhân tố của xã hội, đó là điều không thể thay đổi. Và theo mỗi nguyên nhân khác nhau mà chúng ta gặp phải, sẽ có tác động không nhiều, thì sẽ rất ít. Tùy theo mức độ, có biện pháp hóa giải thích ứng...Cảm xúc có thể được chuyển hóa nhưng không thể chuyển hóa được hoàn toàn. Tùy theo giá trị riêng... ví dụ: thông qua giá trị "buồn" để biết giá trị "vui" có thể tạm nói rằng, nỗi buồn là cái cân của niềm vui vậy. Giống như giá trị của đồng tiền nằm ở chiếc túi rỗng. Cuộc sống, không phải cứ vui là sẽ hạnh phúc, nhưng khi hạnh phúc thì họ sẽ có được niềm vui. Thật chất, vui hay buồn chỉ khác nhau ở cách tiếp nhận. Biểu hiện của buồn là : khóc, mặt u sầu, chán nản

Khoa học thần kinh[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều nghiên cứu về bản chất thần kinh của nỗi buồn đã được thực hiện.[1] Theo American Journal of Psychiatry, nỗi buồn được phát hiện là gắn liền với sự gia tăng hoạt động hai bên (tiếng Anh: bilateral activity) ở một số vùng của não.[2]

Cơ chế phòng vệ[sửa | sửa mã nguồn]

Một người đàn ông thể hiện nỗi buồn với hai bàn tay che mặt

Mọi người đối phó với nỗi buồn theo nhiều cách khác nhau. Nỗi buồn là một cảm xúc quan trọng bởi lẽ nó là động lực để con người xử lý tình huống. Một số cơ chế phản ứng bao gồm: tìm trợ giúp từ xã hội hay dành thời gian với vật nuôi,[3] tạo danh sách, hoặc tham gia vào một số hoạt động thể hiện nỗi buồn.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Arias, Juan A.; Williams, Claire; Raghvani, Rashmi; Aghajani, Moji; Baez, Sandra; Belzung, Catherine; Booij, Linda; Busatto, Geraldo; Chiarella, Julian; Fu, Cynthia HY; Ibanez, Agustin; Liddell, Belinda J.; Lowe, Leroy; Penninx, Brenda W.J.H.; Rosa, Pedro; Kemp, Andrew H. (tháng 4 năm 2020). “The neuroscience of sadness: A multidisciplinary synthesis and collaborative review”. Neuroscience & Biobehavioral Reviews. 111: 199–228. doi:10.1016/j.neubiorev.2020.01.006.
  2. ^ Lane, R.D.; Reiman, E.M.; Ahern, G.L.; Schwartz, G.E.; Davidson, R.J. (tháng 7 năm 1997). “Neuroanatomical Correlates of Happiness, Sadness, and Disgust”. American Journal of Psychiatry. 154 (7): 926–33. doi:10.1176/ajp.154.7.926. PMID 9210742.
  3. ^ Bos, E.H.; Snippe, E.; de Jonge, P.; Jeronimus, B.F. (2016). “Preserving Subjective Wellbeing in the Face of Psychopathology: Buffering Effects of Personal Strengths and Resources”. PLOS One. 11 (3): e0150867. doi:10.1371/journal.pone.0150867. PMC 4786317. PMID 26963923.
  4. ^ “Why It's Import to Express Your Sadness”. Free Online Therapy. tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Sadness tại Wikimedia Commons