Nữ lang
Valeriana officinalis | |
---|---|
![]() | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Asterids |
Bộ (ordo) | Dipsacales |
Họ (familia) | Valerianaceae |
Chi (genus) | Valeriana |
Loài (species) | V. officinalis |
Danh pháp hai phần | |
Valeriana officinalis L., 1753 |
Cây nữ lang[cần dẫn nguồn] (danh pháp khoa học: Valeriana officinalis) là một loài thực vật có hoa trong họ Kim ngân. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.[1]
Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]
Nữ lang là loài thực vật có bông nhỏ, màu hồng lợt hay trắng trên những cuống cao và mạnh. Hoa có mùi thơm dịu dễ chịu.
Trong mùa xuân cây nữ lang trổ nhiều lá và che kín mặt đất. Cuối tháng tư cuống cây bắt đầu chồi ra khỏi lá um tùm và mọc cao khoảng hai mét vào mùa hè. Vào tháng bảy cây bắt đầu trổ những bông màu hồng có mùi thơm nhẹ. Mèo rất thích mùi hương này cho nên cây nữ lang còn được gọi là cỏ mèo.
Có chứa chất: axít valerian và các chất khác.
Tác dụng chữa bệnh: Chống hồi hộp, mất ngủ. Cây nữ lang có thể dùng làm trà, cồn thuốc hoặc làm thuốc viên để uống. Khi mất ngủ có thể dùng cây nữ lang làm trà uống trước khi đi ngủ. Vì cây nữ lang không làm mệt mỏi, có thể uống khi đi thi cử để bớt hồi hộp.
Thời gian hái: Hoa được thu hoạch vào tháng 7/8; rễ cây vào tháng 10
Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ The Plant List (2010). “Valeriana officinalis”. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2013.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Phương tiện liên quan tới Valeriana_officinalis tại Wikimedia Commons
Dữ liệu liên quan tới Valeriana officinalis tại Wikispecies
- “Valeriana officinalis”. International Plant Names Index (IPNI). Royal Botanic Gardens, Kew. ngày 18 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2013.
- Chi Nữ lang
- Thực vật Azerbaijan
- Thực vật Armenia
- Thực vật Bồ Đào Nha
- Thực vật châu Á
- Thực vật châu Âu
- Thực vật Đan Mạch
- Thực vật Đức
- Thực vật Hy Lạp
- Thực vật Nga
- Thực vật Nhật Bản
- Thực vật România
- Thực vật Tây Ban Nha
- Thực vật Thổ Nhĩ Kỳ
- Thực vật Trung Quốc
- Thực vật Ý
- Thực vật được mô tả năm 1753
- Thực vật Gruzia
- Thực vật Iran
- Thực vật Na Uy
- Cây thuốc
- Dược phẩm tâm thần
- Thực vật Phần Lan
- Thực vật Đảo Anh
- Thực vật Ireland
- Sơ khai Bộ Tục đoạn