Natri nitrit (dùng trong y tế)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Natri nitrit
Cấu trúc hóa học
Dữ liệu lâm sàng
AHFS/Drugs.comThông tin thuốc chuyên nghiệp FDA
Danh mục cho thai kỳ
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Mã ATC
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcNaNO2
Khối lượng phân tử68,9953
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • N(=O)[O-].[Na+]
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/HNO2.Na/c2-1-3;/h(H,2,3);/q;+1/p-1
  • Key:LPXPTNMVRIOKMN-UHFFFAOYSA-M

Natri nitrit được sử dụng làm thuốc cùng với natri thiosulfat để điều trị ngộ độc xyanua.[1] Nó chỉ được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp người bệnh bị ngộ độc xyanua nặng.[2] Ở những người bị ngộ độc cả xyanua và cacbon monoxit thì natri thiosulfat thường được khuyến cáo sử dụng thay cho natri nitrit.[3] Nó được đưa vào cơ thể bệnh nhân bằng cách tiêm chậm vào tĩnh mạch.[1]

Tác dụng phụ của natri nitrit có thể bao gồm các chứng huyết áp thấp, đau đầu, khó thở, mất ý thứcnôn mửa.[1] Khuyến cáo cần thận trọng hơn ở những người mắc bệnh tim tiềm ẩn.[1] Nồng độ methemoglobin của bệnh nhân nên được kiểm tra thường xuyên trong quá trình điều trị.[1] Mặc dù không được nghiên cứu kỹ khi mang thai, nhưng có một số bằng chứng về tác hại tiềm ẩn của chất này đối với em bé.[4] Natri nitrit được cho là hoạt động bằng cách tạo ra methemoglobin sau đó liên kết với xyanua và do đó loại bỏ nó khỏi ty thể.[4]

Natri nitrit được sử dụng trong y tế vào thập niên 1920 và 1930.[5][6] Chất thuốc này nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, loại thuốc an toàn và hiệu quả nhất cần thiết trong hệ thống y tế.[7] Chi phí sử dụng một lần khử độc xyanua của chất này tại Hoa Kỳ cùng với natri thiosulfat là khoảng 110 USD.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 65. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ “Sodium Nitrite Solution for Injection - Summary of Product Characteristics (SPC) - (eMC)”. www.medicines.org.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ Baren, Jill M. (2008). Pediatric Emergency Medicine (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 1018. ISBN 978-1416000877. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ a b “Sodium Nitrite Injection - FDA prescribing information, side effects and uses”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2017.
  5. ^ Dart, Richard C. (2004). Medical Toxicology (bằng tiếng Anh). Lippincott Williams & Wilkins. tr. 172. ISBN 9780781728454. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ Bryan, Nathan S.; Loscalzo, Joseph (2011). Nitrite and Nitrate in Human Health and Disease (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 226. ISBN 9781607616160. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  7. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ Gasco, L; Rosbolt, MB; Bebarta, VS (tháng 4 năm 2013). “Insufficient stocking of cyanide antidotes in US hospitals that provide emergency care”. Journal of Pharmacology & Pharmacotherapeutics. 4 (2): 95–102. PMID 23761707.