Ngô Tác Đống
Goh Chok Tong | |||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
吴作栋 | |||||||||||||||||
![]() Ngô Tác Đống đang trả lời phỏng vấn với một phóng viên bên ngoài Lầu Năm góc, Hoa Kỳ vào 14 tháng 6 năm 2001 | |||||||||||||||||
Bộ trưởng Cấp cao Singapore | |||||||||||||||||
Nhiệm kỳ 12 tháng 8 năm 2004 – 21 tháng 5 năm 2011 6 năm, 282 ngày cùng với S. Jayakumar (2009–2011) | |||||||||||||||||
Tổng thống | S.R. Nathan | ||||||||||||||||
Thủ tướng | Lý Hiển Long | ||||||||||||||||
Tiền nhiệm | Lý Quang Diệu | ||||||||||||||||
Kế nhiệm | Chức vụ bị bãi bỏ | ||||||||||||||||
Thủ tướng thứ hai của Singapore | |||||||||||||||||
Nhiệm kỳ 28 tháng 11 năm 1990 – 12 tháng 8 năm 2004 13 năm, 258 ngày | |||||||||||||||||
Tổng thống | Xem danh sách
| ||||||||||||||||
Phó Thủ tướng | Xem danh sách
| ||||||||||||||||
Tiền nhiệm | Lý Quang Diệu | ||||||||||||||||
Kế nhiệm | Lý Hiển Long | ||||||||||||||||
Tổng Bí thư Đảng Hành động Nhân dân | |||||||||||||||||
Nhiệm kỳ 1 tháng 11 năm 1992 – 3 tháng 12 năm 2003 11 năm, 32 ngày | |||||||||||||||||
Tiền nhiệm | Lý Quang Diệu | ||||||||||||||||
Kế nhiệm | Lý Hiển Long | ||||||||||||||||
Nghị sĩ Quốc hội | |||||||||||||||||
Nhiệm kỳ 1976 – 1988 | |||||||||||||||||
Khu bầu cử | Marine Parade SMC | ||||||||||||||||
Nhậm chức 1988 | |||||||||||||||||
Khu bầu cử | Marine Parade GRC (Marine Parade) | ||||||||||||||||
Thông tin cá nhân | |||||||||||||||||
Sinh | 20 tháng 5 năm 1941 (81 tuổi) Singapore, Thuộc địa Eo biển | ||||||||||||||||
Đảng chính trị | Đảng Hành động Nhân dân (1976–nay) | ||||||||||||||||
Phối ngẫu | Trần Tử Linh (cưới 1965) | ||||||||||||||||
Con cái |
| ||||||||||||||||
Alma mater | Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Williams | ||||||||||||||||
Chữ ký | ![]() | ||||||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||||||
Giản thể | 吴作栋 | ||||||||||||||||
Phồn thể | 吳作棟 | ||||||||||||||||
|
Ngô Tác Đống (tên chữ Latin: Goh Chok Tong, giản thể: 吴作栋; phồn thể: 吳作棟; bính âm: Wú Zuòdòng; Phúc Kiến POJ: Gô Chok-tòng; sinh ngày 20 tháng 5 năm 1941) là Bộ trưởng cao cấp của Singapore và chủ tịch của Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore. Ông cũng từng là thủ tướng thứ hai của nước Cộng hòa Singapore từ ngày 28 tháng 11 năm 1990 tới 12 tháng 8 năm 2004, kế tiếp Lý Quang Diệu.
Khởi đầu[sửa | sửa mã nguồn]
Ngô Tác Đống sinh ra tại Singapore trong một gia đình người Phúc Kiến; cha ông từ Vĩnh Xuân, Tuyền Châu di cư tới Singapore.[1][2][3] Ông theo học tại Viện Raffles từ năm 1955 đến năm 1960. Người ta nói rằng thời đó, ông là một tay bơi lội cừ khôi. Ông nhận bằng cử nhân danh dự hạng nhất ngành kinh tế học tại Đại học Quốc gia Singapore (thời đó chỉ gọi là Đại học Singapore), bằng thạc sĩ ngành kinh tế học phát triển từ Cao đẳng Williams tại Hoa Kỳ năm 1967. Học xong, ông trở lại Singapore để thực hiện nghĩa vụ hành chính.[4]
Năm 1969, Ngô Tác Đống lần thứ 2 được mời làm manager phụ trách kế hoạch và quản lý dự án của Neptune Orient Lines (NOL). Ông đã thăng tiến rất nhanh chóng, và 1973 ông trở thành Giám đốc điều hành và dẫn NOL đạt được kết quả ấn tượng về tài chính.[4]
Sự nghiệp chính trị ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]
Trong cuộc tổng tuyển cử Singapore năm 1976, mặc dù mới ở tuổi 35, Ngô đã được bầu làm đại biểu của Quốc hội với tư cách là đại biểu cho Marine Parade và là một đảng viên của Đảng Hành động Nhân dân (PAP). Ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng cao cấp của Nhà nước về Tài chính. Năm 1981, ông được thăng làm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp. Sau đó, ông còn được bổ nhiệm vào một số vị trí khác trong đó có Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Quốc phòng.[5]
Năm 1985, Ngô Tác Đống trở thành Phó Thủ tướng và bắt đầu được cơ cấu một cách thận trọng vào thế lãnh đạo kế cận. Mặc dù Lý Quang Diệu thích để cho Trần Khánh Viêm kế nhiệm mình hơn, tuy nhiên ông lại được thế hệ nhà lãnh đạo thứ hai bao gồm Trần Khánh Viêm, Suppiah Dhanabalan, và Vương Đỉnh Xương bầu, và Lý đã chấp nhận quyết định của họ.[4]
Làm Thủ tướng[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 28 tháng 11 năm 1990, Ngô Tác Đống đã trở thành Thủ tướng của Singapore, kế nhiệm Lý Quang Diệu. Lý Quang Diệu vẫn là một thành viên có ảnh hưởng trong Nội các của Ngô Tác Đống với danh nghĩa Bộ trưởng cao cấp. Ban đầu, Ngô bị báo chí nhận xét là một nhân vật yếu, là kẻ quá độ để chuyển giao địa vị từ Lý Quang Diệu sang con trai là Lý Hiển Long. Tuy nhiên, trong cuộc tổng tuyển cử năm 1991, cuộc tuyển cử đầu tiên thử nghiệm cho Ngô, ông đã dẫn đảng của mình tới thắng lợi với 61% số phiếu phổ thông đầu phiếu. Năm 1992, Lý Quang Diệu bàn giao cho ông chức vụ Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân, hoàn thành công việc bàn giao quyền lực.
Với tư cách là Tổng Thư ký PPP, Ngô Tác Đống đã lãnh đạo đảng mình giành thắng lợi trong liên tiếp 3 cuộc tổng tuyển cử vào các năm 1991, 1997, và 2001, với tỷ lệ 61%, 65% và 75% số phiếu tương ứng. Sau cuộc tổng tuyển cử vào năm 2001, Ngô tuyên bố rằng ông sẽ thôi làm Thủ tướng sau khi lãnh đạo đất nước ra khỏi suy thoái kinh tế.[4]
Làm Bộ trưởng Cao cấp[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 12 tháng 8 năm 2004, Ngô Tác Đống từ nhiệm chức Thủ tướng và bắt đầu làm Bộ trưởng Cao cấp trong Nội các của Lý Hiển Long. Ngày 20 tháng 8 năm 2004, ông nhận chức Chủ tịch Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore.[6]. Đến ngày 21 tháng 5 năm 2011, ông chính thức mãn nhiệm.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “闽籍华侨华人社团”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2010.
- ^ 吴作栋
- ^ 新加坡前总理吴作栋盛赞千岛湖开元
- ^ a b c d Mauzy, Diane K. and R.S. Milne (2002). Singapore Politics Under the People's Action Party. Routledge ISBN 0-415-24653-9
- ^ Goh Chok Tong, Nội các Singapore
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2010.