Người đi xuyên tường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người đi xuyên tường
Thể loạiVận động
Định dạngTrò chơi truyền hình
Sáng lậpĐài Truyền hình Việt Nam
Vietba Media
Dẫn chương trình(Xem danh sách đầy đủ)
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số mùa5
Số tập84
Sản xuất
Nhà sản xuấtLại Văn Sâm
Nguyễn Quý Hòa
Thời lượng45 phút (có quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtVietba Media
Nhà phân phốiFremantle
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
HTV7
Định dạng hình ảnh16:9 576i (SDTV)
16:9 1080i (HDTV)
Phát sóng26 tháng 12 năm 2014 (2014-12-26) – 9 tháng 1 năm 2020 (2020-01-09)

Người đi xuyên tường là một trò chơi truyền hình chuyên biệt về vận động thể thao và rèn luyện sức khỏe, do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với công ty Vietba Media sản xuất, có bản quyền từ trò chơi Nookabe (tiếng Anh: Brain Wall) của Nhật Bản[1], chương trình sau đó được phân phối ra toàn thế giới với tên gọi Hole in the Wall. Phiên bản Việt Nam được phát sóng trên truyền hình từ ngày 26 tháng 12 năm 2014 đến ngày 9 tháng 1 năm 2020.

Bên cạnh phiên bản người lớn, một phiên bản dành cho trẻ em với tên gọi Người đi xuyên tường nhí được lên sóng năm 2017, cũng do chính Vietba Media hợp tác sản xuất với Đài Truyền hình TP.HCM. Đình ToànỐc Thanh Vân là hai người dẫn chương trình của phiên bản này.

Luật chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc chơi diễn ra giữa hai đội: màu đỏmàu xanh. Người chơi sẽ tự lập đội gồm 3 thành viên trước khi bước vào cuộc chơi. Cách duy nhất để chiến thắng trò chơi này là phải vượt qua tất cả 5 vòng thi và giành giải thưởng cao nhất.

Mỗi chương trình có 5 vòng thi theo cấu trúc như sau:

2 mùa đầu và phiên bản Nhí[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vòng 1 (Tường đơn): Đội trưởng vào khu vực chơi. Sau hiệu lệnh của chương trình, một bức tường bằng xốp sẽ hiện ra, vượt tường thành công sẽ được 10 điểm. Nếu xuyên được tường nhưng làm vỡ tường hoặc rơi xuống hồ nước, đội vẫn được cộng 5 điểm hoặc không được cộng điểm.
  • Vòng 2 (Tường đôi): Vòng thi này dành cho 2 thành viên còn lại. Đội kiếm được 20 điểm nếu cả hai người chơi vượt qua được bức tường. Nếu một trong hai người chơi không vượt qua được thì được cộng 10 điểm.
  • Vòng 3 (Tường ba): Cả 3 thành viên tham gia thi đấu cùng lúc. Đội ghi được 30 điểm nếu cả ba vượt qua được bức tường. Nếu bất kỳ người chơi nào không vượt qua được thì mỗi 1 người xuyên được bức tường sẽ được cộng 10 điểm.
  • Vòng 4 (Tường tăng tốc): Tùy thuộc vào loại thử thách đang được chọn, sẽ có một số lượng người chơi ngẫu nhiên được chọn tham gia phần thi. Bức tường lúc này chuyển động nhanh gấp đôi so với trước đó. Chỉ cần một thành viên trong nhóm rơi xuống hồ bơi hoặc làm vỡ một phần tường, ngay cả khi không có người chơi nào rơi xuống hồ bơi, họ sẽ không được cộng điểm. Nếu thành công, họ sẽ được cộng 40 điểm.

Kết thúc các vòng thi, đội nào cao điểm hơn sẽ được vào vòng đặc biệt, đội còn lại sẽ được 5 triệu đồng. Nếu sau 4 vòng thi mà cả 2 đội hòa nhau thì sẽ có thêm một bức tường phụ (không tính điểm). Đội chiến thắng bức tường này sẽ lọt vào vòng đặc biệt.

  • Vòng đặc biệt (Tường chiến thắng): Chương trình sẽ tặng thêm 10 triệu đồng (mùa 2 là 20 triệu, mùa 3 là 15 triệu) vào quỹ thưởng của đội chiến thắng sau 4 vòng trước. Sẽ có 1 chướng ngại vật được đưa ra. Trước khi bước vào vòng đặc biệt, đội chiến thắng sẽ đặt cược bất kỳ số tiền nào trong khoản tiền mặt như trên (năm 2017 đã bỏ hình thức này). Nếu chiến thắng thì nhận được số tiền đó cộng với số tiền từ các vòng trước (năm 2017 là cộng 5.000.000 đồng nếu thắng). Nếu thua, họ sẽ bị trừ số tiền đã cược vào số tiền hiện có (năm 2017 thì số tiền vẫn giữ nguyên nếu thua).

Riêng mùa thứ 2, các bức tường sẽ được xáo trộn một cách ngẫu nhiên để tăng thêm độ khó của trò chơi. Ngoài ra, đội thua có thể đặt cược số tiền thưởng vào số tiền của đội thắng, tiền thưởng sẽ tự động tăng thêm nếu đội thắng vượt qua bức tường cuối cùng thành công.[2]

Mùa 4 và 5[sửa | sửa mã nguồn]

  • 3 vòng đầu: Luật chơi gần giống như 3 mùa trước.
  • Ở vòng 4, người chơi sẽ đối mặt với chướng ngại vật mới Tường sấm sét: Một mô hình đấm bốc bằng xốp di chuyển với tốc độ nhanh hơn về phía người chơi sẽ được thay cho bức tường thông thường. Các loại câu hỏi được sử dụng trong vòng này gồm có giải đố, làm toán, hát karaoke,... Nếu thành công, chướng ngại vật này sẽ dừng lại và được điểm; còn không người chơi sẽ bị đẩy xuống hồ.[3]
  • Ở vòng đặc biệt, cả 2 đội cùng tham gia thi đấu cùng 1 lúc. Mô hình đấm bốc vẫn sẽ xuất hiện trong suốt vòng thi này. Các loại câu hỏi được sử dụng trong vòng này: giải đố, làm toán, hát karaoke,... Nếu thắng, chướng ngại vật này sẽ dừng lại; ngược lại, người chơi sẽ bị rơi xuống hồ.

Đối tượng tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

Người tham gia chương trình phải có độ tuổi từ 16 trở lên. Về sau, đối tượng tham gia không hạn chế.

Phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

MùaPhiên bảnTậpPhát sóng gốc
Phát sóng lần đầuPhát sóng lần cuốiNetwork
1Thường26[4]26 tháng 12 năm 2014 (2014-12-26)10 tháng 7 năm 2015 (2015-07-10)VTV3
2Thường1727 tháng 12 năm 2015 (2015-12-27)17 tháng 4 năm 2016 (2016-04-17)
3Nhí1311 tháng 7 năm 2017 (2017-07-11)3 tháng 10 năm 2017 (2017-10-03)HTV7
4Gia đình1516 tháng 8 năm 2018 (2018-08-16)22 tháng 11 năm 2018 (2018-11-22)VTV3
5Gia đình1310 tháng 10 năm 2019 (2019-10-10)9 tháng 1 năm 2020 (2020-01-09)
Mùa Phát sóng chính
1 21:00 thứ 6
2 20:00 chủ nhật
3 21:00 thứ 3
4-5 20:30 thứ 5

Tạm ngừng phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình đã có một số lần phải tạm dừng phát sóng theo kế hoạch do trùng với các sự kiện đặc biệt và đã được phát sóng trở lại vào 1 tuần sau đó. Cụ thể:

Dẫn chương trình[sửa | sửa mã nguồn]

Dẫn chương trình Mùa
1 2 3 (Nhí) 4 5
Hoài Linh ✔️ ✔️
Đại Nghĩa ✔️ ✔️
Đình Toàn ✔️
Ốc Thanh Vân ✔️
Nguyên Khang ✔️ ✔️
Liêu Hà Trinh ✔️
Diệu Nhi ✔️

Cơ cấu giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa Đội thắng Đội thua
1 Tối đa 20.000.000 đồng 5.000.000 đồng
2 Tối đa 40.000.000 đồng
3 15.000.000 đồng (được nhận 20.000.000 đồng nếu thắng) 10.000.000 đồng
4 20.000.000 đồng
5

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ những số đầu tiên, Người đi xuyên tường nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của đông đảo khán giả thuộc mọi đối tượng và mọi lứa tuổi.[5] Trong bối cảnh truyền hình thiếu đi những trò chơi vận động trên truyền hình kể từ sau thành công của Trò chơi liên tỉnh, sự xuất hiện của Người đi xuyên tường đã thu hút nhiều khán giả theo dõi vào các buổi tối cuối tuần.[2]

Không yêu cầu thí sinh tham gia phải có bất kỳ năng khiếu nghệ thuật hay tài lẻ nào, điểm đặc biệt của trò chơi nằm ở các bức tường với những tư thế độc đáo cùng những màn vượt chướng ngại vật, té nước,.., đòi hỏi người chơi phải tận dụng khả năng vận động linh hoạt và sự sáng tạo không ngừng để vượt qua các thử thách.[6] Những yếu tố đó đã giúp cho khán giả có được những tiếng cười sảng khoái cùng giây phút thư giãn với các đội chơi.

Sự nở rộ của các trò chơi truyền hình gần đây dẫn đến nhiều sự lựa chọn hơn cho khán giả; tuy nhiên, bằng những sự đổi mới linh hoạt trong cách thể hiện dựa trên nền tảng format đã có sẵn qua các mùa tiếp sau, chương trình vẫn giữ được lượng khán giả theo dõi ổn định.

Nhà tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mùa 1: AQUA
  • Phiên bản nhí: LIF KUN
  • Mùa 2 - Mùa 5: Không có

Ngừng phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

Sau số phát sóng cuối cùng của mùa 5 vào ngày 9 tháng 1 năm 2020, Người đi xuyên tường chính thức chia tay khán giả sau 6 năm phát sóng. Sau người đi xuyên tường mùa 5, Đài Truyền hình Việt Nam đã sản xuất 1 chương trình mới ra mắt khán giả vào ngày 16 tháng 1 năm 2020 có tên là kèo này ai thắng mùa 1 (mua bản quyền từ Anh).

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Người đi xuyên tường hài hước ngay số đầu tiên lên sóng”. Hà Nội Mới. 27 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ a b Giang Minh Nguyệt (24 tháng 12 năm 2015). “Hoài Linh tiếp tục làm MC 'Người đi xuyên tường' mùa hai”. Zing.
  3. ^ An Ngọc (15 tháng 8 năm 2018). 'Người đi xuyên tường' chính thức trở lại với nhiều điểm mới”. Vietnamplus.
  4. ^ “Bí mật không phải ai cũng dễ tìm thấy trong 'Người đi xuyên tường'. VTC News. 9 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ Hà Anh (5 tháng 1 năm 2015). “Người đi xuyên tường 'món mới' cho Gameshow truyền hình 2015”. Báo Đầu tư.
  6. ^ “Những khoảnh khắc vui nhộn với 'Người đi xuyên tường'. Thể thao & Văn hóa. 3 tháng 4 năm 2015.