Bước tới nội dung

Người thợ cạo Sibir

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người thợ cạo Sibir
Сибирский цирюльник
Thể loạiTâm lý, tình cảm, lãng mạn, lịch sử, hài hước
Định dạngPhim truyền hình
Kịch bảnNikita Mikhalkov
Rustam Ibragimbekov
Rospo Pallenberg
Đạo diễnNikita Mikhalkov
Quốc gia Nga
 Pháp
 Ý
 Séc
Ngôn ngữTiếng Nga
Tiếng Anh
Tiếng Pháp
Tiếng Đức
Sản xuất
Thời lượng90 phút x 2 tập
Đơn vị sản xuấtStudio TriTe
Caméra 1
Đài truyền hình Nước Pháp
Medusa Film
Barrandov Studios
Goskino
Eurimages
Canal+
Trình chiếu
Quốc gia chiếu đầu tiên Nga
Phát sóng30 tháng 10, 1998 (Moskva) – 12 tháng 3, 1999 (Paris)

Người thợ cạo Sibir (tiếng Nga: Сибирский цирюльник, tiếng Anh: The Barber of Siberia, tiếng Pháp: Le barbier de Sibérie, tiếng Séc: Lazebník sibiřský, tiếng Ý: Il barbiere di Siberia) ilà một bộ phim Nga năm 1998 tái hợp đội ngũ đạo diễn từng đoạt Giải Oscar Nikita Mikhalkov và nhà sản xuất Michel Seydoux.

Phim được trình chiếu nhưng không tham gia tranh giải tại Liên hoan phim Cannes 1999.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim đã được chọn là tác phẩm tiếng Nga cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại Giải Oscar lần thứ 71, nhưng bị loại vì không nhận kịp gửi bản thảo đến Los Angeles với tư cách là được đề cử.[2][3]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Jane Callahan (Julia Ormond), một phụ nữ Mỹ có tư dung diễm lệ, biên thư cho con trai là một học viên tại một học viện quân sự nổi tiếng, về một bí mật đã được giữ kín từ lâu. Hai mươi năm trước, cô đến Nga để hỗ trợ Douglas McCracken (Richard Harris), một kĩ sư mẫn cán đang làm việc cho Đại công tước Aleksey Alexandrovich, nhà bảo trợ chính cho các phát minh của anh, một cỗ máy khổng lồ để khai thác rừng ở Siberia.

Trong chuyến du hành, cô gặp hai người đàn ông sẽ thay đổi cuộc đời cô mãi mãi : Một thiếu sinh quân Andrey Tolstoy (Oleg Menshikov) trẻ tuổi đẹp trai, chung niềm yêu thích với opera, và người còn lại là vị tướng mạnh mẽ Radlov, ông bị mê hoặc bởi vẻ đẹp và muốn kết hôn với cô. Tolstoy và Radlov, trước sự ngạc nhiên và phẫn nộ, trở thành đối thủ vì Jane. Cô tâm sự trong bí mật với Tolstoy, hứa sẽ kết hôn với anh, họ cùng nhau trải qua một đêm mặn nồng.

Nhưng sau đó, Tolstoy tình cờ nghe đồn việc Jane từ chối sự quan tâm của anh, đổi lại là nhận lấy sự ưu ái của tướng quân cũng như có thể yết kiến ​​Đại công tước. Quá quẫn trí, Tolstoy tấn công vị tướng, gần như hiển nhiên, ông dễ dàng bắt giữ đối thủ trẻ tuổi với tội danh sai trái và trục xuất anh đến Sibir để chịu 7 năm lao động khổ sai và 5 năm phát vãng.

Kĩ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim được thực hiện tại NgaBồ Đào Nha năm 1998.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Biên kịch : Nikita Mikhalkov, Rustam Ibragimbekov, Rospo Pallenberg
  • Soạn nhạc : Edouard Artyomyov
  • Nhiếp ảnh : Pavel Lebechev
  • Đơn vị : António da Cunha Telles (Portugal), Oldrich Mach (Prague), Nikita Mikhalkov, Michel Seydoux, Leonid Verechtchaguine pour Three T Productions, Caméra One, France 2 Cinéma, Medusa Produzione, Barrandov Biografia, Goskino, Eurimages, Canal+

Diễn xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Phong hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Vinh hiển

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim được bình chọn là một trong mười phim cảm động nhất trong lịch sử Điện ảnh Nga (xếp thứ 9) - theo kết quả thăm dò của Izvestia, tác phẩm xuất sắc này của nhà điện ảnh Nikita Mikhalkov đã được đề cử cho hạng mục Đội ngũ đạo diễn xuất sắc nhất (cùng với nhà sản xuất Michel Seydoux) tại lễ trao giải Oscar (1998) và trở thành bộ phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes (1999).[7][8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Festival de Cannes: The Barber of Siberia”. festival-cannes.com. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2009.
  2. ^ Margaret Herrick Library, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
  3. ^ “45 Countries Submit Films for Oscar Consideration”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. 19 tháng 11 năm 1998. Bản gốc lưu trữ 19 Tháng hai năm 1999. Truy cập 20 tháng Mười năm 2015.
  4. ^ “Павел Лебешев. Неоконченная пьеса” (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ “Кремлёвские звезды погасили по указанию Ельцина”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  6. ^ “Девятов: кремлёвские звезды гасили только из-за войны и Михалкова”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ “Номинанты и призеры (1998-2011)”. Гильдия киноведов и кинокритиков России. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.
  8. ^ “Утомлённые «Оскаром»” (bằng tiếng Nga). Коммерсант-Власть. 17 tháng 8 năm 1999.[liên kết hỏng]

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]