Nguyễn Quốc Dũng (kiểm sát viên)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Quốc Dũng
Chức vụ
Nhiệm kỳ2006 – 2007
Kế nhiệmTrần Thanh Vân[1]
Thông tin chung
Sinh1947 (76–77 tuổi)
Nghề nghiệpkiểm sát viên
ChaNguyễn Hiền
Họ hàng
  • Nguyễn Thị Thuyền (em gái ruột, sinh năm 1952)
  • Nguyễn Xuân Phúc (em trai ruột, sinh năm 1954)
Quê quánQuế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương, Liên hiệp Pháp

Nguyễn Quốc Dũng (sinh năm 1947) là kiểm sát viên người Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ông là anh ruột của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Xuất thân và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Cha Nguyễn Quốc Dũng là ông Nguyễn Hiền, sinh năm 1918.[2]

Nguyễn Quốc Dũng là con thứ hai trong gia đình có bốn anh chị em.[2] Ông có một chị gái, một em gái kế tên Nguyễn Thị Thuyền, sinh năm 1952 và người em trai út Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sinh năm 1954.[2]

Ông Nguyễn Hiền tham gia cách mạng và tập kết ra miền Bắc năm 1954 để lại gia đình ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.[2] Vùng này thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa.

Chị gái đầu và mẹ ông đều tham gia cách mạng trong lòng địch.[2]

Tháng 4 năm 1965, chị gái ông đi du kích bị địch bắn chết.[2]

Chưa đầy một năm sau, mẹ ông bị địch bắt, tra tấn đến chết, cha ông tập kết ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên không thể về chịu tang. Ông đưa hai em Nguyễn Thị Thuyền và Nguyễn Xuân Phúc lên núi lánh nạn.[2] Sau đó, ông thường xuyên gùi lương thực lên núi để tiếp tế cho hai em cho đến khi em trai ông là Nguyễn Xuân Phúc ra Bắc học vào năm 1967.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Quốc Dũng từng tham gia công tác an ninh ở công an huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.[2]

Nguyễn Quốc Dũng nguyên là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng (năm 2006).[3][4]

Ngày 12 tháng 1 năm 2016, ông được trao Huân chương Lao động hạng Nhì.[3]

Ngày 12 tháng 1 năm 2018, ông được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.[5][6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nhóm PV Đà Nẵng (16 tháng 5 năm 2007). “Đà Nẵng: Buộc một người dân chữa bệnh... tâm thần?”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2018.
  2. ^ a b c d e f g h i Xuân Huy - Thanh Oai - Tấn Việt (8 tháng 4 năm 2016). “Chuyện chưa kể về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”. Báo Giao thông. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  3. ^ a b Công Tâm (ngày 12 tháng 1 năm 2016). “Ngăn chặn, khắc phục sự lạm quyền, xâm phạm các quyền dân chủ của công dân”. Đà Nẵng. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ Hải Châu (VietNamnet) (ngày 19 tháng 8 năm 2006). “Trung tá công an tố cáo Viện trưởng kiểm sát tại toà”. Dân Trí. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  5. ^ Trần Tùng (ngày 12 tháng 1 năm 2018). “VKSND thành phố Đà Nẵng thực hiện tốt vai trò chủ trì phối hợp liên ngành”. Kiểm sát. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  6. ^ “Tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho nguyên Viện trưởng viện KSND Đà Nẵng”. Người đưa tin. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.