Nhà nguyện Sistina

Phía Đông của Nhà nguyện Sistine, là bức bích hoạ Sự phán xét cuối cùng (Michelangelo).
Tôn giáo
Giáo pháiCông giáo La Mã
QuậnGiáo phận Rôma
Giáo hội hoặc trạng thái tổ chứcGiáo hoàng oratory
Lãnh đạoPhanxicô
Năm thánh hiến15/08/1483
Vị trí
Vị tríThành Vatican
Nhà nguyện Sistina trên bản đồ Thành Vatican
Nhà nguyện Sistina
Vị trí trên bản đồ Thành Vatican
Tọa độ địa lý41°54′11″B 12°27′16″Đ / 41,90306°B 12,45444°Đ / 41.90306; 12.45444
Kiến trúc
Kiến trúc sưBaccio Pontelli, Giovanni de Dolci[1]
Thể loạiChurch
Khởi công1505[2]
Hoàn thành1508[1]
Đặc điểm kỹ thuật
Chiều dài40,9 mét (134 ft)[chuyển đổi: số không hợp lệ]
Chiều rộng (gian giữa)13,4 mét (44 ft)[chuyển đổi: số không hợp lệ]
Chiều cao (tối đa)20,7 mét (68 ft)[chuyển đổi: số không hợp lệ]
Tên chính: Thành Vatican
Thể loạiCultural
Tiêu chíi, ii, iv, vi
Công nhận1984[3]
Tài liệu tham khảo286
State Party Toà Thánh
Regionchâu Âu và Bắc Mỹ
Trang chính
mv.vatican.va

Nhà nguyện Sistina (/ˌsɪsˈtn ˈæpəl/; tiếng Latinh: Sacellum Sixtinum; tiếng Ý: Cappella Sistina [kapˈpɛlla siˈstiːna]; tiếng Anh: Sistine Chapel) là một nhà nguyện trong Điện Tông Tòa, ở Thành Vatican. Ban đầu được gọi là Cappella Magna ('Nhà nguyện lớn'), nhà nguyện được đặt theo tên của Giáo hoàng Xíttô IV, người đã xây dựng nó từ năm 1473 đến năm 1481. Kể từ thời điểm đó, nhà nguyện đã đóng vai trò là nơi sinh hoạt tôn giáo và chức năng của các Giáo hoàng. Ngày nay, đây là nơi diễn ra Mật nghị Hồng y, bầu chọn ra Giáo hoàng mới. Sự nổi tiếng của Nhà nguyện Sistine chủ yếu nằm ở các bức bích họa trang trí bên trong, đặc biệt nhất là 2 công trình nghệ thuật: Trần nhà nguyện SistinaSự phán xét cuối cùng, đều được chấp bút bởi thiên tài nghệ thuật Michelangelo.

Trong thời kỳ trị vì của Giáo hoàng Xíttô IV, một nhóm họa sĩ thời Phục hưng Ý bao gồm Sandro Botticelli, Pietro Perugino, Pinturicchio, Domenico GhirlandaioCosimo Rosselli, đã tạo ra một loạt các bức bích họa mô tả Cuộc đời của Moses (Life of Moses) và Cuộc đời của Chúa Kitô (Life of Christ), bù đắp bằng những bức chân dung của Giáo hoàng ở trên và xếp nếp trompe-l'œil bên dưới. Những bức tranh này được hoàn thành vào năm 1482, và vào ngày 15/08/1483, Xíttô IV đã cử hành thánh lễ đầu tiên tại nhà nguyện Sistine cho Lễ Đức Mẹ Lên Trời, tại buổi lễ này nhà nguyện được thánh hiến và dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria.[4][5]

Giữa năm 1508 và 1512, dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Giuliô II, Michelangelo đã vẽ bích hoạ cho trần nhà nguyện, một dự án đã thay đổi dòng chảy nghệ thuật phương Tây và được coi là một trong những thành tựu nghệ thuật lớn của nền văn minh nhân loại.[6][7] Sau sự kiện Bao vây thành Roma (1527), Michelangelo trở lại Vatican và trong khoảng thời gian từ 1535 đến 1541, ông đã vẽ bức bích hoạ Bản án cuối cùng (The Last Judgment) cho Giáo hoàng Clêmentê VIIPhaolô III.[8] Sự nổi tiếng của các bức tranh của Michelangelo đã thu hút rất nhiều du khách đến nhà nguyện kể từ khi chúng được tiết lộ cách đây 500 năm.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Trích dẫn
  1. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên EHT2006_313
  2. ^ Ekelund, Robert B.; Hébert, Robert F.; Tollison, Robert D. (2006), The Marketplace of Christianity, Cambridge: MIT Press, ISBN 0-262-05082-X
  3. ^ Vatican City, Whc.unesco.org, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2011
  4. ^ Pietrangeli 1986, tr. 28
  5. ^ Monfasani, John (1983), “A Description of the Sistine Chapel under Pope Sixtus IV”, Artibus et Historiae, IRSA s.c., 4 (7): 9–18, doi:10.2307/1483178, ISSN 0391-9064, JSTOR 1483178.
  6. ^ Gardner, Helen (1970) Art through the Ages, p. 469, Harcourt, Brace and World. ISBN 978-0-15-508315-8
  7. ^ Robert Coughlan, The World of Michelangelo, Time-Life International, (1966) p. 116
  8. ^ Robert Coughlan, p. 127
Thư mục

Deimling, Barbara (2000), Sandro Botticelli 1444/45–1510, Köln: Taschen, ISBN 3-8228-5992-3

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]