Bước tới nội dung

Nhạc kinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhạc kinh
Phồn thể樂經
Giản thể乐经

Nhạc kinh (tiếng Trung: 樂經) là một cuốn văn tự Nho học cổ điển, bị thất lạc vào thời nhà Hán. Đôi khi nó được gọi là "Cuốn kinh thứ sáu" (theo như Tư Mã Thiên[1]) và được cho là rất quan trọng trong cách giải thích truyền thống của Kinh Thi.[2]

Học giả thời nhà Thanh Thiệu Ý Thần (邵懿辰, 1810 – 1861) cho rằng, cuốn sách này chưa bao giờ tồn tại. Nhưng thường thì người ta cho rằng, tất cả các bản sao đều đã bị tiêu hủy trong vụ Đốt sách chôn nho.

Một số dấu tích còn sót lại của văn tự trong các tác phẩm khác, bao gồm Tả Truyện, Chu Lễ, và bản tàn thư của Nhạc Ký cực kỳ kém chất lượng, có trong Kinh Lễ. Theo như Hán Thư kể lại, Đậu Công 竇公 (5-4 cc. trước Công Nguyên), một nhạc sĩ người nước Ngụy sở hữu một bản sao của Nhạc Kinh, dâng lên tặng cho Hán Văn Đế. Tuy nhiên, văn tự lại này có liên quan đến mục Đại Tông Bá (大宗伯) trong cuốn Chu Lễ, dẫn đến niềm tin rằng, Nhạc Kinh là một chương của chính cuốn Chu Lễ.

Năm 2022, Luke Waring cho rằng, ngay từ đầu đã không có đủ bằng chứng thuyết phục cho thấy một tác phẩm như vậy từng tồn tại trong thời Chiến Quốc. Tuy nhiên, chủ đề này vẫn còn được tranh luận gay gắt giữa các học giả.[3]

Chú thích và Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Watson, 1969: tr. 11, từ chương 61, tiểu sử trên Bá Di và Thúc Tề
  2. ^ "The Shih Ching or Book of Poetry Lưu trữ 2005-09-09 tại Wayback Machine". The China Journal of Science and Arts, Vol. IV, No. I (Jan 1926). Accessed 17 Oct 2005.
  3. ^ Waring, Luke (2022). “Who Said There Was a Classic of Music?”. Early China (bằng tiếng Anh). 45: 467–514. doi:10.1017/eac.2022.3. ISSN 0362-5028. S2CID 252909258.