Bước tới nội dung

Năm mươi ba trạm nghỉ của Tōkaidō

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Năm mươi ba trạm nghỉ của Tōkaidō
tiếng Nhật: 東海道五十三次
Tác giảHiroshige
Thời gian1833-1834
Chất liệuUkiyo-e

Năm mươi ba trạm nghỉ của Tōkaidō (kanji: 東海道五十三次, rōmaji: Tōkaidō Gojūsan-tsugi) là một bộ tranh màu truyền thống Nhật Bản (ukiyo-e) gồm 55 bức được họa sĩ Hiroshige sáng tác sau chuyến du hành dọc tuyến đường Tōkaidō vào năm 1832. Tōkaidō là tuyến đường huyết mạch nối liền thủ phủ của các shōgunEdo với kinh đô phong kiến Nhật Bản là Kyōto, trên tuyến đường này người ta cho xây dựng 53 trạm nghỉ để làm nơi dừng chân cho khách qua đường. Phong cảnh dọc Tōkaidō và các trạm nghỉ của nó đã trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ Nhật Bản trong đó bộ tranh 55 bức của Hiroshige, Năm mươi ba trạm nghỉ của Tōkaidō, do nhà in Hōeidō ấn hành là tác phẩm nổi tiếng nhất. Cùng với Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ của Hokusai, Năm mươi ba trạm nghỉ của Tōkaidō của Hiroshige được coi là những đại diện tiêu biểu nhất của dòng tranh ukiyo-e.

Nhằm phục vụ quá trình thống nhất Nhật Bản, shōgun Tokugawa Ieyasu vào năm 1601 bắt đầu cho xây dựng năm con đường huyết mạch lấy tên "Ngũ nhai đạo" (五街道 Gokaidō?) xuất phát từ thủ phủ của các shōgunEdo và tỏa đi khắp nước Nhật. Trong số năm con đường lớn này thì Tōkaidō là con đường nổi tiếng và quan trọng nhất vì nó nối liền Edo với kinh đô phong kiến Nhật Bản là Kyōto. Có chiều dài tổng cộng khoảng 500 km, Tōkaidō chạy dọc bờ biển từ vịnh Tōkyō tới Hakone, tiếp đó là vịnh Suruga ở phía Nam núi Phú Sĩ.[1] Tiếp đó tuyến đường còn đi qua nhiều thắng cảnh khác như cầu Yahagi, chùa Yakushi,[2] hồ Biwa, Ōtsu trước khi tới đích đến là Kyōto.

Nếu không có phương tiện đi lại, khách bộ hành sẽ phải mất khoảng 2 tuần để đi hết con đường, vì vậy người ta đã cho xây dựng hệ thống 53 trạm nghỉ (shukuba) dọc Tōkaidō.[3] Sau khi được hoàn thành, tuyến đường tấp nập và chứa nhiều thắng cảnh này đã trở thành đề tài cho nhiều tác phẩm văn học và hội họa, ví dụ như cuốn tiểu thuyết chương hồi Tōkaidōchū Hizakurige (Bộ hành trên Tōkaidō) của nhà văn Jippensha Ikku hay bộ tranh Năm mươi ba trạm nghỉ của Tōkaidō do Hiroshige sáng tác.

Lịch sử sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]
Tōkaidō, ảnh chụp của Felice Beato vào năm 1865.

Tháng 8 năm 1832,[4] họa sĩ Hiroshige bắt đầu đi từ Edo tới Kyoto dọc theo tuyến Tōkaidō cùng với phái đoàn chính thức của shogun[5] tới kinh đô với mục đích dâng tặng triều đình ngựa cống để tỏ sự kính trọng đối với Nhật hoàng.[6] Nhiệm vụ của Hiroshige trong chuyến đi là chuẩn bị cho các nghi lễ chính thức sẽ diễn ra ở triều đình.[4]

Ấn tượng bởi vẻ đẹp của các thắng cảnh dọc Tōkaidō, sau khi trở về Edo cũng trên con đường này, Hiroshige đã nhanh chóng bắt tay vào sáng tác những bức khắc gỗ đầu tiên trong loạt 53 trạm nghỉ của Tōkaidō.[7] Tổng cộng ông đã sáng tác 55 bức khắc gỗ gồm 53 bức về 53 trạm nghỉ và 2 bức về điểm xuất phát (Nihonbashi) và đích đến (Kyoto). Loạt tranh của Hiroshige được các nhà in Hōeidō và Senkakudō xuất bản, tái bản nhiều lần và gây được tiếng vang lớn,[7] trong đó loạt tranh do Hōeidō xuất bản được coi là có số lượng in lớn nhất trong lịch sử ukiyo-e.[8] Thành công của nó đã giúp Hiroshige trở thành một trong những họa sĩ ukiyo-e nổi tiếng nhất của thời đại Edo.[9]

Các bức tranh

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ tự Minh họa Mô tả Tên
1 Xuất phát tại Edo: Nihonbashi 日本橋 (Nihonbashi)
2 Trạm 1: Shinagawa 品川 (Shinagawa)
3 Trạm 2: Kawasaki 川崎 (Kawasaki)
4 Trạm 3: Kanagawa 神奈川 (Kanagawa)
5 Trạm 4: Hodogaya 程ヶ谷, 保土ヶ谷 (Hodogaya)
6 Trạm 5: Totsuka 戸塚 (Totsuka)
7 Trạm 6: Fujisawa 藤沢 (Fujisawa)
8 Trạm 7: Hiratsuka 平塚 (Hiratsuka)
9 Trạm 8: Oiso 大磯 (Oiso)
10 Trạm 9: Odawara 小田原 (Odawara)
11 Trạm 10: Hakone 箱根 (Hakone)
12 Trạm 11: Mishima 三島 (Mishima)
13 Trạm 12: Numazu 沼津 (Numazu)
14 Trạm 13: Hara 原 (Hara)
15 Trạm 14: Yoshiwara 吉原 (Yoshiwara)
16 Trạm 15: Kambara 蒲原 (Kambara)
17 Trạm 16: Yui 由井, 由比 (Yui)
18 Trạm 17: Okitsu 興津 (Okitsu)
19 Trạm 18: Ejiri 江尻 (Ejiri)
20 Trạm 19: Fuchū 府中, 駿府 (Fuchū)
21 Trạm 20: Mariko 鞠子, 丸子 (Mariko)
22 Trạm 21: Okabe 岡部 (Okabe
23 Trạm 22: Fujieda 藤枝 (Fujieda)
24 Trạm 23: Shimada 島田 (Shimada)
25 Trạm 24: Kanaya 金屋, 金谷 (Kanaya)
26 Trạm 25: Nissaka 日坂 (Nissaka)
27 Trạm 26: Kagegawa 掛川 (Kagegawa)
28 Trạm 27: Fukuroi 袋井 (Fukuroi)
29 Trạm 28: Mitsuke 見附 (Mitsuke)
30 Trạm 29: Hamamatsu 浜松 (Hamamatsu)
31 Trạm 30: Maisaka 舞阪 (Maisaka)
32 Trạm 31: Arai 荒井, 新居 (Arai)
33 Trạm 32: Shirasuka 白須賀 (Shirasuka)
34 Trạm 33: Futagawa 二川 (Futagawa)
35 Trạm 34: Yoshida 吉田 (Yoshida)
36 Trạm 35: Goyu 御油 (Goyu)
37 Trạm 36: Akasaka 赤坂 (Akasaka)
38 Trạm 37: Fujikawa 藤川 (Fujikawa)
39 Trạm 38: Okazaki 岡崎 (Okazaki)
40 Trạm 39: Chiryu 地鯉鮒, 知立 (Chiryu)
41 Trạm 40: Narumi 鳴海 (Narumi)
42 Trạm 41: Miya 宮 (Miya)
43 Trạm 42: Kuwana 桑名 (Kuwana)
44 Trạm 43: Yokkaichi 四日市 (Yokkaichi)
45 Trạm 44: Ishiyakushi 石薬師 (Ishiyakushi)
46 Trạm 45: Shōno 庄野 (Shōno)
47 Trạm 46: Kameyama 亀山 (Kameyama)
48 Trạm 47: Seki 関 (Seki)
49 Trạm 48: Sakanoshita 坂ノ下 (Sakanoshita)
50 Trạm 49: Tsuchiyama 土山 (Tsuchiyama)
51 Trạm 50: Minakuchi 水口 (Minakuchi)
52 Trạm 51: Ishibe 石部 (Ishibe)
53 Trạm 52: Kusatsu 草津 (Kusatsu)
54 Trạm 53: Otsu 大津 (Otsu)
55 Đích đến: Kyoto 京市 (Keishi)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Jocelyn Bouquillard, Le Tōkaidō de Hiroshige, Bibliothèque de l'image, 2002, page 57
  2. ^ Jocelyn Bouquillard, Le Tōkaidō de Hiroshige, Bibliothèque de l'image, 2002, page 77
  3. ^ Notice sur les 53 stations du Tōkaidō de l'exposition Estampes japonaises, Images d'un monde éphémère, à la BnF du 18 novembre 2008 au 15 février 2009
  4. ^ a b Richard Lane, L'Estampe japonaise, 1962, page 276
  5. ^ Gabriele Fahr-Becker, L'Estampe japonaise, 2006, page 172
  6. ^ Hagen, Rose-Marie, and Rainer Hagen, Masterpieces in Detail: What Great Paintings Say, Vol. 2, page 357, Taschen, 2000 ISBN 3822813729
  7. ^ a b Oka, Isaburō. Hiroshige: Japan's Great Landscape Artist, p. 75. Kodansha International, 1992. ISBN 4-7700-2121-6
  8. ^ Jocelyn Bouquillard, Le Tōkaidō de Hiroshige, Bibliothèque de l'image, 2002, page 8
  9. ^ Goldberg, Steve. « Hiroshige » in Lives & Legacies: An Encyclopedia of People Who Changed the World - Writers and Musicians, Ed. Michel-André Bossy, Thomas Brothers & John C. McEnroe, p.86. Greenwood Press, 2001. ISBN 1573561541

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]