ODA tại Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam hay ODA tại Việt Nam đề cập đến những nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các nước dành cho Việt Nam.

Nguồn cung cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Viện trợ nước ngoài cho Việt Nam cung cấp nguồn vốn ODA tuân theo các điều khoản thỏa thuận trong Diễn đàn Phát triển Việt Nam bởi các cơ quan tài trợ

Ngân hàng thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Ngân hàng thế giới (World Bank) là một trong các nguồn cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam.[1]

Vốn ODA cung cấp từ ngân hàng thế giới cho Việt Nam từ năm 2003-2012:

Năm Vốn (tỷ USD)
2012 2.197
2011 2.348
2010 2.940
2009 3.732
2008 2.552
2007 2.511
2006 1.844
2005 1.913
2004 1.846
2003 1.772

Nhật Bản[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật Bản là quốc gia tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm đến hơn 40% tổng số vốn đầu tư. Trong năm 2011, Nhật Bản đã cam kết hơn 1,9 tỷ USD cho Việt Nam.

Hàn Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Hàn Quốc tuyên bố trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, nước này sẽ cung cấp khoản tài trợ 1,2 tỷ USD cho Việt Nam, bên cạnh các dự án hợp tác hàng năm từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).[2]

Liên Minh Châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Liên minh châu Âu (EU) là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD).[1]

Thụy Điển là một trong những nước phương Tây viện trợ sớm nhất cho Việt Nam, bắt đầu từ năm 1969. Tính đến năm 2008, Thụy Điển đã tài trợ cho Việt Nam tổng số vốn không hoàn lại trị giá 3,46 tỷ USD.[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]