Bước tới nội dung

Onasemnogene abeparvovec

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Onasemnogene abeparvovec
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiZolgensma
Đồng nghĩaAVXS-101, onasemnogene abeparvovec-xioi
AHFS/Drugs.com
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
Dược đồ sử dụngtiêm tĩnh mạch
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
Định danh thành phần duy nhất
KEGG

Onasemnogene abeparvovec, tên thương mại là Zolgensma, là một loại thuốc sử dụng liệu pháp gen để điều trị teo cơ tủy sống (hay teo cơ cột sống, SMA).[7][8] Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất.[7]

Onasemnogene abeparvovec hoạt động bằng cách tạo ra bản sao mới của gen protein SMN người (gen SMN1).[7]

Điều trị onasemnogene abeparvovec phải sử dụng kèm một đợt corticosteroid ít nhất hai tháng. Tác dụng phụ thường gặp gồm nôn mửa và tăng men gan.[7]

Năm 2019, onasemnogene abeparvovec được chấp thuận sử dụng trong y tế tại Hoa Kỳ vào để điều trị cho trẻ em dưới 2 tuổi.[7][9] Cho đến năm 2021 đã có 38 quốc gia phê duyệt thuốc.[10][11][12] Phạm vi phê duyệt sử dụng ở một số khu vực pháp lý như Liên minh Châu Âu và Canada có sự khác biệt nhưng không nhiều.[13][14]

Với giá khởi điểm là 2,125 triệu USD cho mỗi lần điều trị, onasemnogene abeparvovec là một trong những loại thuốc đắt nhất thế giới.[15]

Sử dụng trong y tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Onasemnogene abeparvovec được phát triển để điều trị bệnh teo cơ tủy sống, một bệnh liên quan đến đột biến gen SMN1 trên cánh dài nhiễm sắc thể 5 (5q).[8] Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ, gây mất dần chức năng cơ và thường dẫn đến tử vong. Thuốc được dùng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch.[16]

Phương pháp điều trị này được phê duyệt ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác để sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở xuống bị teo cơ tủy sống, kể cả ở giai đoạn tiền triệu chứng của bệnh.[9] Ở Liên minh Châu Âu và Canada, liệu pháp được chỉ định để điều trị bệnh nhân bị teo cơ tủy sống có chẩn đoán lâm sàng là teo cơ tủy sống type 1 hoặc có tối đa 3 bản sao của gen SMN2.[17]

Thuốc được sử dụng với corticosteroid để bảo vệ gan.[7]

Tác dụng phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác dụng phụ thông thường bao gồm buồn nôn và tăng men gan.[7] Tác dụng phụ nghiêm trọng gồm bệnh ganhạ tiểu cầu.[7] Nồng độ troponin-I của tim tăng cao thoáng qua đã được quan sát thấy trong các thử nghiệm lâm sàng; tuy nhiên biểu hiện lâm sàng vẫn chưa biết đến.[7] Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật quan sát thấy có độc tính trên tim.[7]

Vì thuốc có thể làm giảm số lượng tiểu cầu (hạ tiểu cầu) nên cần xét nghiệm tiểu cầu trước khi bắt đầu dùng thuốc, sau đó kiểm tra hàng tuần trong tháng đầu tiên và 2 tuần một lần trong 2 tháng tiếp theo cho đến khi số lượng tiểu cầu trở lại mức ban đầu.[7] Theo dõi liên tục chức năng gan trong ba tháng sau khi dùng.[18]

SMA là một rối loạn thần kinh cơ do đột biến gen SMN1 gây ra, dẫn đến giảm tổng hợp protein SMN (Survival of motor neuron), một loại protein cần thiết để duy trì sự sống cho neuron vận động. Onasemnogene abeparvovec là thuốc sinh học chứa capsid của virus AAV9 có chứa gen chuyển (transgene) SMN1 cùng với vùng promoter để phiên mã.[6]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Hoa Kỳ AveXis, được Novartis mua lại vào năm 2018, là công ty phát triển Onasemnogene abeparvovec[19] dựa trên nghiên cứu tại Institut de Myologie ở Pháp.[20]

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép sử dụng onasemnogene abeparvovec-xioi theo quy trình cấp phép theo dõi nhanh (fast track), liệu pháp đột phá (breakthrough therapy), xem xét ưu tiên (priority review) và thuốc mồ côi (orphan drug, thuốc chỉ dùng để điều trị bệnh hiếm gặp).[9]

Tháng 6 năm 2015, Ủy ban Châu Âu đã cấp phép thuốc được sử dụng để điều trị bệnh hiếm gặp.[21]

Vào tháng 5 năm 2019, onasemnogene abeparvovec được FDA Hoa Kỳ chấp thuận là phương pháp điều trị cho trẻ em dưới hai tuổi.[9] Tháng 3 năm 2020, onasemnogene abeparvovec đã được phê duyệt theo quy định tại Nhật Bản.[11] Cũng trong tháng 3 năm 2020, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu đã khuyến nghị cấp phép tiếp thị có điều kiện để sử dụng cho những người mắc bệnh SMA type 1 hoặc bất kỳ type SMA nào và có không quá ba bản sao (3 copies) của gen SMN2.[22] Tháng 5 năm 2020, Onasemnogene abeparvovec được phê duyệt có điều kiện ở Châu Âu.[23]

Tháng 8 năm 2020, onasemnogene abeparvovec được Cơ quan quản lý y tế Brazil (ANVISA) cấp phép theo quy định tại Brazil.[24]

Tháng 12 năm 2020, onasemnogene abeparvovec được chấp thuận cho sử dụng trong hệ thống y tế ở Canada.[25][26]

Onasemnogene abeparvovec được chấp thuận sử dụng trong y tế tại Úc vào tháng 2 năm 2021.[27]

Nga cấp phép cháp thuận sử dụng thuốc vào tháng 12 năm 2021.[28]

Xã hội và văn hoá

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuốc này có giá niêm yết là 2.125 triệu đô la Mỹ cho mỗi lần điều trị, khiến nó trở thành loại thuốc đắt nhất thế giới tính đến năm 2019.[15][29] Trong toàn bộ doanh thu quý đầu tiên đã bán được lượng thuốc trị giá 160 triệu đô la Mỹ.[30]

Ngày 20 tháng 5 năm 2020, Tại Nhật Bản, loại thuốc này đã được cung cấp thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khiến đây trở thành loại thuốc đắt nhất được hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Nhật Bản chi trả.[31] Hội đồng Y tế Bảo hiểm Xã hội Trung ương Nhật Bản, chịu trách nhiệm phê duyệt biểu phí thuốc phổ thông ở Nhật Bản, đã thương lượng giá xuống còn 167,077,222 yên Nhật (khoảng 1,530,000 USD) cho mỗi bệnh nhân.[32][33]

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những tháng trước khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt loại thuốc này, một người đã thông báo cho Novartis rằng một số nghiên cứu nhất định về loại thuốc này đã bị thao túng dữ liệu.[34] Novartis sa thải hai giám đốc điều hành của AveXis mà họ xác định chịu trách nhiệm về việc thao túng dữ liệu bị cáo buộc nhưng chỉ thông báo cho FDA về vấn đề toàn vẹn dữ liệu vào tháng 6 năm 2019, một tháng sau khi thuốc được phê duyệt.[34] Sự chậm trễ đã thu hút sự lên án mạnh mẽ từ FDA.[35] Vào tháng 10 năm 2019, công ty thừa nhận đã không thông báo cho FDA và Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) trong 7 tháng về tác dụng gây độc động vật thí nghiệm của thuốc dạng tiêm tĩnh mạch.[36]

Tháng 12 năm 2019, Novartis thông báo rằng họ sẽ tặng 100 liều onasemnogene abeparvovec mỗi năm cho trẻ em bên ngoài Hoa Kỳ thông qua xổ số toàn cầu. Quyết định được Novartis tuyên bố là dựa trên khuyến nghị của các nhà đạo đức sinh học giấu tên.[37] Chương trình này nhận được nhiều lời chỉ trích từ Ủy ban Châu Âu,[38] một số cơ quan quản lý chăm sóc sức khỏe Châu Âu[39] và các nhóm bệnh nhân. Họ coi đây là hành vi gây thêm căng thẳng cho bệnh nhân, một giải pháp thiếu căn cơ và có vấn đề về đạo đức y học.[40] Novartis không tham khảo ý kiến của các gia đình hoặc bác sĩ trước khi công bố kế hoạch này.[41][42]

Tên thuốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Onasemnogene abeparvovec là tên thông dụng quốc tế (INN)[43] và tên được thông qua tại Hoa Kỳ (USAN).[44]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Zolgensma”. Therapeutic Goods Administration (TGA). ngày 10 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ a b “AusPAR: Onasemnogene abeparvovec”. Therapeutic Goods Administration (TGA). ngày 22 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ “Summary Basis of Decision (SBD) for Zolgensma”. Health Canada. ngày 23 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ “Zolgensma EPAR”. European Medicines Agency (EMA). ngày 24 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020. Text was copied from this source which is © European Medicines Agency. Reproduction is authorized provided the source is acknowledged.
  5. ^ “Zolgensma Product information”. Union Register of medicinal products. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ a b “Zolgensma 2 x 1013 vector genomes/mL solution for infusion - Summary of Product Characteristics (SmPC)”. (emc). ngày 30 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ a b c d e f g h i j k l “Zolgensma- onasemnogene abeparvovec-xioi kit full prescribing information”. DailyMed. ngày 24 tháng 5 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  8. ^ a b c “Zolgensma”. U.S. Food and Drug Administration (FDA). ngày 6 tháng 8 năm 2019. STN: 125694. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2019.
  9. ^ a b c d “FDA approves innovative gene therapy to treat pediatric patients with spinal muscular atrophy, a rare disease and leading genetic cause of infant mortality”. U.S. Food and Drug Administration (FDA). ngày 24 tháng 5 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  10. ^ Mueller, Casimir Jones SC-Lisa L. (tháng 9 năm 2020). “First Gene Therapy Products Approved in Brazil”. Lexology. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ a b “Novartis receives approval from Japanese Ministry of Health, Labour and Welfare for Zolgensma the only gene therapy for patients with spinal muscular atrophy (SMA)” (Thông cáo báo chí). Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020.
  12. ^ “New Zolgensma data demonstrate age-appropriate development when used early, real-world benefit in older children and durability 5+ years post-treatment”. Novartis. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2021.
  13. ^ “Health Canada approves Zolgensma, the one-time gene therapy for pediatric patients”. bioquebec. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2021.
  14. ^ “onasemnogene abeparvovec”. CADTH.ca. ngày 26 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2021.
  15. ^ a b Mahajan, Rajiv (2019). “Onasemnogene Abeparvovec for Spinal Muscular Atrophy: The Costlier Drug Ever”. International Journal of Applied and Basic Medical Research. 9 (3): 127–128. doi:10.4103/ijabmr.IJABMR_190_19. ISSN 2229-516X. PMC 6652281. PMID 31392173.
  16. ^ “Onasemnogene Abeparvovec”, LiverTox: Clinical and Research Information on Drug-Induced Liver Injury, Bethesda (MD): National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, 2012, PMID 33242238, truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023
  17. ^ “Health Canada approves Zolgensma, the one-time gene therapy for pediatric patients with spinal muscular atrophy (SMA)”. Newswire Canada. Cision. ngày 16 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  18. ^ “FDA approves innovative gene therapy to treat pediatric patients with spinal muscular atrophy, a rare disease and leading genetic cause of infant mortality” (Thông cáo báo chí). ngày 11 tháng 9 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2019.
  19. ^ “Novartis successfully completes acquisition of AveXis, Inc” (Thông cáo báo chí). Novartis. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2018.
  20. ^ “AveXis receives FDA approval for Zolgensma, the first and only gene therapy for pediatric patients with spinal muscular atrophy (SMA)” (Thông cáo báo chí). ngày 24 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2022.
  21. ^ “EU/3/15/1509”. European Medicines Agency. ngày 17 tháng 9 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2019.
  22. ^ “New gene therapy to treat spinal muscular atrophy” (Thông cáo báo chí). ngày 27 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020.
  23. ^ “Global Novartis News Archive” (Thông cáo báo chí). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  24. ^ “Medicamento conhecido como mais caro do mundo recebe registro da Anvisa”. G1 (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  25. ^ “Health Canada approves Zolgensma, the one-time gene therapy for pediatric patients with spinal muscular atrophy (SMA)” (Thông cáo báo chí). Novartis Pharmaceuticals Canada. ngày 16 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2021.
  26. ^ “PRODUCT MONOGRAPH INCLUDING PATIENT MEDICATION INFORMATION: ZOLGENSMA” (PDF). Pdf.hres.ca. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2022.
  27. ^ “TGA eBS - Product and Consumer Medicine Information Licence”. Ebs.tga.gov.au. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2022.
  28. ^ “Минздрав зарегистрировал препарат для лечения СМА «Золгенсма»”. Ведомости (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  29. ^ “$2.1m Novartis gene therapy to become world's most expensive drug”. The Guardian. London. Reuters. ngày 25 tháng 5 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2019.
  30. ^ Miller, John (ngày 30 tháng 10 năm 2019). “Novartis' Zolgensma study halted by FDA amid safety questions”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  31. ^ 初の「億超え新薬」ゾルゲンスマの薬価はどう決まったか Lưu trữ 2020-08-15 tại Wayback Machine (Japanese).
  32. ^ 厚生労働省告示第二百十四号 Lưu trữ 2020-10-31 tại Wayback Machine (Japanese).
  33. ^ 脊髄性筋萎縮症に対する遺伝子治療用製品「ゾルゲンスマ®点滴静注」薬価基準収載のお知らせ Lưu trữ 2020-10-28 tại Wayback Machine (Japanese).
  34. ^ a b Michael Erman (ngày 24 tháng 9 năm 2019). “Novartis blames former AveXis executives for Zolgensma data manipulation”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2019.
  35. ^ “Statement on data accuracy issues with recently approved gene therapy” (Thông cáo báo chí). ngày 19 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2019.
  36. ^ “Novartis says delayed telling FDA of Zolgensma concern due to 'mistake'. Reuters. ngày 1 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2019.
  37. ^ “Novartis in talks with patients upset about lottery-like gene therapy giveaway”. Reuters. ngày 20 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2021.
  38. ^ “Answer given by Ms Kyriakides on behalf of the European Commission”. European Parliament. ngày 19 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2020.
  39. ^ “No "lottery for life" - Statement by Beneluxa Health Ministers addressing the global managed access program designed by Novartis and Avexis”. Beneluxa. ngày 30 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2020.
  40. ^ “AVXS-101 (Zolgensma) to be made available globally through a controversial programme”. SMA Europe. ngày 26 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2020.
  41. ^ “Dismay at lottery for $2.1m drug to treat children with muscle-wasting disease”. The Guardian. ngày 20 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2019.
  42. ^ “Novartis to Offer World's Most Expensive Drug for Free Via Lottery”. The Wall Street Journal. ngày 19 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2019.
  43. ^ World Health Organization (2018). “International nonproprietary names for pharmaceutical substances (INN): recommended INN: list 79”. WHO Drug Information. 32 (1): 95–6.
  44. ^ “Onasemnogene abeparvovec (USAN/INN)”. PubChem. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]