Ostichthys japonicus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ostichthys japonicus
Bản vẽ mô tả mẫu định danh của Cuvier
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Beryciformes
Họ (familia)Holocentridae
Chi (genus)Ostichthys
Loài (species)O. japonicus
Danh pháp hai phần
Ostichthys japonicus
(Cuvier, 1829)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Myripristis japonicus Cuvier, 1829
  • Holotrachys major Whitley, 1950
  • Ostichthys sheni Chen, Shao & Mok, 1990

Ostichthys japonicus là một loài cá biển thuộc chi Ostichthys trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh japonicus có nghĩa là "ở Nhật Bản", được đặt theo tên quốc gia mà Georg Heinrich von Langsdorff, nhà tự nhiên học người Đức, người đã phát hiện ra loài cá này. Danh pháp này cũng do Langsdorff đặt ra trong thủ bản của mình, sau được Georges Cuvier công bố trong các ấn bản.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ biển AndamanTây Úc, O. japonicus được phân bố trải dài về phía đông đến Biển Đông, ngược lên phía bắc đến biển Nhật Bản (bờ biển Triều TiênNhật Bản), xa về phía nam đến bờ đông Úc và các đảo quốc là Nouvelle-Calédonie, Fiji, TuvaluVanuatu.[1][3] O. japonicus cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam.[4]

O. japonicus được tìm thấy ở vùng nước khá sâu, độ sâu trong khoảng 90–240 m.[5]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở O. japonicus là 45 cm, nhưng thường thấy với kích thước là khoảng 35 cm.[6] Toàn thân có màu đỏ; vảy cá màu hồng ánh bạc, có viền đỏ sẫm hơn.[5][7]

Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 13; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 11; Số tia vây ở vây ngực: 15–17; Số vảy đường bên: 28–30.[5]

Phân loại học[sửa | sửa mã nguồn]

O. japonicus hợp thành một nhóm phức hợp loài với Ostichthys hypsipterygionOstichthys alamai. Ostichthys sheni, một loài được mô tả từ đảo Đài Loan,[8] chỉ được xem là một đồng nghĩa của O. japonicus.[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Williams, I. & Greenfield, D. (2017) [2016]. Ostichthys japonicus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T67899690A115440412. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T67899690A67906247.en. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2019). “Order Holocentriformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Myripristis japonicus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ Động vật chí Việt Nam: Cá biển. Tập 20. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2007. tr. 171.
  5. ^ a b c Greenfield, David W.; Randall, John E.; Psomadakis, Peter N. (2017). “A review of the soldierfish genus Ostichthys (Beryciformes: Holocentridae), with descriptions of two new species from Myanmar” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 26: 21. doi:10.5281/zenodo.344964.
  6. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Ostichthys japonicus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  7. ^ Bray, D. J. (2019). “Giant Squirrelfish, Ostichthys japonicus (Cuvier 1829)”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ Matsunuma, Fukui & Motomura, sđd, tr.27
  9. ^ Matsunuma, Mizuki; Fukui, Yoshino; Motomura, Hiroyuki (2018). “Review of the Ostichthys japonicus complex (Beryciformes: Holocentridae: Myripristinae) in the northwestern Pacific Ocean, with description of a new species”. Ichthyological Research. 65 (3): 285–314. doi:10.1007/s10228-018-0625-8. ISSN 1616-3915.