Phú Thịnh, Đại Từ

Phú Thịnh
Xã Phú Thịnh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
HuyệnĐại Từ
Địa lý
Tọa độ: 21°40′46″B 105°34′34″Đ / 21,67944°B 105,57611°Đ / 21.67944; 105.57611
Phú Thịnh trên bản đồ Việt Nam
Phú Thịnh
Phú Thịnh
Vị trí xã Phú Thịnh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích9,95 km²
Dân số (1999)
Tổng cộng3.659 người
Mật độ368 người/km²
Khác
Mã hành chính05791[1]
Websitephuthinh.daitu.thainguyen.gov.vn

Phú Thịnh là một thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Phú Thịnh nằm ở phía bắc huyện Đại Từ, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 33 km, cách thị trấn Hùng Sơn 7 km, có vị trí địa lý:

Xã Phú Thịnh có diện tích 9,95 km², dân số năm 1999 là 3.659 người, mật độ dân số đạt 368 người/km².

Đây là điểm đầu của tuyến tỉnh lộ 264 nối giữa hai huyện Đại Từ và Định Hóa, quốc lộ 3 cũng đi qua khu vực giáp ranh phía nam của xã. Dòng chính của sông Công chảy qua xã Phú Thịnh theo chiều đông - tây.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, Phú Thịnh là một xã thuộc huyện Đại Từ.

Đến năm 2019, xã Phú Thịnh được chia thành 14 xóm: Làng Thượng, Đồng Chầm, Kim Tào, Tân Quy, Gò Trò, Vũ Thịnh 1, Vũ Thịnh 2, Cường Thịnh, Gò, Phố, Phú Thịnh 1, Phú Thịnh 2, Đồng Thác, Đầu Cầu.

Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập một phần xóm Vũ Thịnh 2 và hai xóm Đồng Chầm, Kim Tào thành xóm Đồng Kim, sáp nhập hai xóm Đầu Cầu và Đồng Thác thành xóm Hùng Cường, sáp nhập một phần xóm Vũ Thịnh 1 vào xóm Tân Quy, sáp nhập phần còn lại của xóm Vũ Thịnh 1 và xóm Gò Trò thành xóm Gò Vũ, sáp nhập phần còn lại của xóm Vũ Thịnh 2 vào xóm Làng Thượng.[2]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Phú Thịnh được chia thành 10 xóm: Cường Thịnh, Đồng Kim, Gò, Gò Vũ, Hùng Cường, Làng Thượng, Phú Thịnh 1, Phú Thịnh 2, Phố, Tân Quy.[2]

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn xã Phú Thịnh có trường THPT Nguyễn Huệ, mang tên chiến Khu Cách mạng Nguyễn Huệ ở xã Yên Lãng, Đại Từ.

Trên địa bàn xã có cụm công nghiệp Phú Thịnh - Phú Lạc.[3] Đây cũng là một trong 19 xã ATK của tỉnh Thái Nguyên với những ưu tiên trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b “Nghị quyết về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ “Tổ chức lập quy hoạch KCNN Nam Hòa - Đồng Hỷ và Phú Thịnh, Phú Lạc - Đại Từ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ “Công nhận 19 xã An toàn khu ở tỉnh Thái Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2011.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]