Bước tới nội dung

Phạm Thị Ngọc Bích

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ nhân dân
Phạm Thị Ngọc Bích
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Phạm Thị Ngọc Bích
Ngày sinh
1961 (62–63 tuổi)
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcMúa
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2015)
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1979 – nay
Đào tạo
Thành viên củaNhà hát Ca múa Nhạc Trung ương
Tác phẩm
  • "Sóng lụa ven đô"
  • "Bến đợi"
  • "Lời của núi"
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2022
Văn học Nghệ thuật
Huân chương Lao động hạng 3 (2015)

Phạm Thị Ngọc Bích (tên thường gọi là Ngọc Bích, sinh năm 1961 tại Thái Bình) là diễn viên múa, biên đạo múa Việt Nam, được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (2015) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2022).

Tiểu sử và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1975, Ngọc Bích trúng tuyển vào Trường Múa Việt Nam. đến năm 1979, Ngọc Bích tốt nghiệp xuất sắc khóa 3, hệ 4 năm Trường Múa Việt Nam và gia nhập Đoàn Ca múa Nhạc Trung ương.[1]

Từ năm 1986, Ngọc Bích bắt đầu làm biên đạo múa cho các đoàn nghệ thuật sân khấu Trung ương và địa phương trong các vở diễn chèo, cải lương, kịch nói, múa rối... được tặng nhiều Huy chương Vàng tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và được tặng giải đặc biệt của Liên đoàn sân khấu Múa rối quốc tế.[2]

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, chị đặc biệt quan tâm tới đề tài chiến tranh, người lính, thương bệnh binh, thanh niên xung phong, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các tác phẩm: Hồi ức chiến tranh, Đội quân ngầm, Mắt biển, Những cánh hoa bất tử,... là những bản hùng ca, một vẻ đẹp lâu bền thông qua nghệ thuật múa. Đặc biệt, tác phẩm "Ngày trở về" được trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Báo chí về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng của Bộ Quốc phòng. Nhiều chương trình, sự kiện lớn của đất nước do chị làm Tổng đạo diễn cũng đã nhận được rất nhiều Giải A của Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam trong suốt hai thập kỷ qua.[3]

Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam là ngôi nhà thứ 2, là nơi bà gắn bó suốt sự nghiệp của mình và cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự lớn mạnh của Nhà hát. Nhiều tác phẩm do bà dàn dựng đến giờ vẫn được Nhà hát mang đi biểu diễn khắp nơi, đặc biệt phải kể đến chùm múa dân gian đương đại như Múa Chăm, Sóng lụa ven đô, Hương cốm, Dáng xuân, Duyên nón ba tầm, Bến Đợi,...[2]

Tính đến nay đã hơn 40 năm gắn bó với nghề, và hơn 30 năm làm biên đạo, bà luôn giữ vai trò chủ đạo trong nhiều chương trình nghệ thuật ở các lễ hội, lễ kỷ niệm, trong đó có nhiều chương trình lớn mang tầm quốc gia, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả, bạn bè trong nước và quốc tế. Ngọc Bích đã dàn dựng được gần 300 tiết mục múa cho vở diễn sân khấu, có hàng trăm vở đạt được Huy chương Vàng, Bạc. Bà là một trong số những nghệ sĩ có sức lao động sáng tạo nghệ thuật phi thường với hàng loạt tác phẩm múa ra đời có chất lượng chỉ trong một thời gian ngắn.[4]

Ngọc Bích còn nêu một kỷ lục làm kinh ngạc nhiều người khi bà làm tổng đạo diễn cho 5.000 nghệ sĩ và nghệ nhân múa (9-2019). Đó là công trình "Đại xòe" diễn ra tại Nghĩa Lộ (Yên Bái) cùng với sự biến hóa sắp đặt hình tượng cho số lượng người khổng lồ. Sự nỗ lực và say mê với nghiệp biên đạo của Ngọc Bích đã đem lại nhiều hiệu ứng nghệ thuật cho cộng đồng.[3]

Ngọc Bích đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2006. Năm 2015, bà đã được đón nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dânHuân chương Lao động hạng Ba và năm 2022, được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.[4]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huy chương Vàng tại Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, đợt II (2009)
  • Huy chương Vàng tại Liên hoan nghệ thuật múa không chuyên toàn quốc lần thứ III (2011)

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “NSND Phạm Thị Ngọc Bích và những vũ điệu mùa xuân Hà Nội”. Người Hà Nội Online. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ a b “NSND Ngọc Bích - yêu múa đến cháy bỏng”. Đại đoàn kết. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ a b “NSND Ngọc Bích: Với những vũ điệu hùng ca”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ a b “Nghệ sĩ múa Ngọc Bích và vũ điệu Hà Nội”. Hanoi Online. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.