Pháo 6-inch/47-caliber
pháo 6 inch/47 caliber gun | |
---|---|
Ba tháp pháo phía mũi và các vỏ đại pháo rỗng trên tàu tuần dương hạng nhẹ Brooklyn sau khi nó bắn phá Licata, Sicily, ngày 10 tháng 7 năm 1943 | |
Loại | Hải pháo |
Nơi chế tạo | Hoa Kỳ |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ |
|
Sử dụng bởi | |
Trận | |
Lược sử chế tạo | |
Năm thiết kế |
|
Các biến thể | Mark 16/16DP và Mark 17 |
Thông số | |
Khối lượng |
|
Chiều dài |
|
Độ dài nòng | 282,3 in (7,17 m) nòng (47 caliber) |
Đạn pháo |
|
Cỡ đạn | 6 inch (152 mm) |
Độ giật |
|
Góc nâng |
|
Xoay ngang | Mark 16/16DP và 17: −150° đến +150° |
Tốc độ bắn |
|
Sơ tốc đầu nòng |
|
Tầm bắn hiệu quả |
|
Tầm bắn xa nhất |
|
Pháo 6 inch/47 caliber Mark 16 là kiểu hải pháo được sử dụng cho dàn pháo chính của nhiều lớp tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Hoa Kỳ vào giai đoạn trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chúng chủ yếu được lắp trên các tháp pháo ba nòng để đối phó các mục tiêu hạm tàu nổi.
Pháo 6 inch/47 caliber Mark 16DP là kiểu pháo lưỡng dụng Mark 16 được sử dụng để đối phó cả máy bay lẫn các mục tiêu hạm tàu nổi. Chúng được trang bị trên lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Worcester sau chiến tranh và tàu huấn luyện tác xạ phòng không Mississippi.
Pháo 6 inch/47 caliber Mark 17 là một biến thể của phiên bản Mark 16 sử dụng liều thuốc phóng rời; kiểu này chỉ được trang bị cho lớp pháo hạm Erie trên các bệ nòng đơn.
Thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]Ba phiên bản của kiểu hải pháo nòng rãnh xoắn sử dụng khóa nòng này đã được chế tạo: 6 inch (150 mm)/47 Mark 16 Mod 0, 6-inch/47 Mark 16 Mod 1, và 6-inch/47 Mark 17. Thuật ngữ "6-inch /47" dùng để chỉ đường kính trong của nòng pháo là 6 inch và có chiều dài nòng pháo gấp 47 lần đường kính nòng pháo, tức là 23 foot 6 inch (7,16 mét). "Mark 16" cho biết nó là thiết kế thứ 16 trong loạt pháo 6-inch của Hải quân Mỹ, trong khi "Mod 0" hay "Mod 1" chỉ thị những thay đổi nhỏ trong thiết kế.[Note 1]
Pháo 6 inch/47 caliber là một trong số nhiều vũ khí được Hải quân Hoa Kỳ phát triển trong thập niên 1930 để bắn loại đạn pháo xuyên giáp (AP: armor-piercing) "siêu nặng" nhằm tăng cường sức mạnh công phá trong khi vẫn tôn trọng những giới hạn về kích cỡ pháo và kích thước tàu chiến mà các Hiệp ước Hải quân Washington và London đặt ra. So với kiểu pháo 6-inch/53-caliber trước đây, pháo 6-inch/47 Mark 16 bắn ra đạn pháo AP nặng 130 pound (59 kg) so với 105 pound (48 kg) của kiểu cũ.[1][2]
Lớp tàu được trang bị
[sửa | sửa mã nguồn]Lớp tàu | Số pháo trang bị | Số tàu được biên chế | Giai đoạn trong biên chế |
---|---|---|---|
Brooklyn | 15 (năm tháp pháo ba nòng) | 9 | 1937 - 1982 |
Cleveland | 12 (bốn tháp pháo ba nòng) | 27 | 1942 - 1979 |
Fargo | 12 (bốn tháp pháo ba nòng) | 2 | 1945 - 1950 |
Tàu/Lớp tàu | Số pháo trang bị | Số tàu được biên chế | Giai đoạn trong biên chế |
---|---|---|---|
USS Mississippi (AG-128) | 2 (một tháp pháo hai nòng) | 1 | 1946 - 1956 |
Worcester | 12 (sáu tháp pháo hai nòng) | 2 | 1948 - 1958 |
Lớp tàu | Số pháo trang bị | Số tàu được biên chế | Giai đoạn trong biên chế |
---|---|---|---|
Erie | 4 (bệ nòng đơn) | 2 | 1936 - 1945 |
Vũ khí có mục đích, tính năng và thời đại tương đương
[sửa | sửa mã nguồn]- BL 6 inch Mk XXIII: pháo tàu tuần dương hạng nhẹ tương đương của Anh.
- 15 cm SK C/25: pháo tàu tuần dương hạng nhẹ tương đương của Đức, bắn đạn nhẹ hơn với sơ tốc nhanh hơn.
- 15 cm SK C/28: pháo tương đương của Đức
- Hải pháo 152 mm /55 Ý Kiểu 1934 và 1936: pháo tương đương của Ý
- Hải pháo 15,5 cm/60 Kiểu Năm 3: pháo tương đương của Nhật Bản
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Mod 0 là thiết kế nguyên thủy, trong khi Mod 1 là phiên bản cải tiến đầu tiên liên quan đến lớp lót trong nòng pháo.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ DiGiulian, Tony (ngày 19 tháng 12 năm 2020). “USA 6"/53 (15.2 cm) Mark 12, 14, 15 and 18”. navweaps.com. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2021.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Campbell, John (1985). Naval Weapon of World War Two. Annapolis: Naval Institute Press. ISBN 978-0870214592.