Phương diện quân Miến Điện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phương diện quân Miến Điện
Quân đội Nhật đang bắn một khẩu súng máy hạng nặng
Hoạt động27 Tháng 3, 1943 - 15 Tháng 8, 1945
Quốc giaNhật Bản Đế quốc Nhật Bản
Quân chủng Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Phân loạiBộ binh
Quy môPhương diện quân
Bộ chỉ huyYangon
Tên khác(森(Mori = "Rừng rậm")
Tham chiếnTrận Kohima
Trận Imphal
Mặt trận Miến Điện

Phương diện quân Miến Điện (緬甸方面軍, Biruma hōmen gun), là một phương diện quân thuộc quân đội Đế quốc Nhật Bản, tham gia thế chiến thứ 2.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phương diện quân Miến Điện được thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1943, nằm trong biên chế Nam Phương quân, đây là lực lượng đồn trú, bảo vệ nhà nước độc lập Miến Điện chống lại sự tái chiếm và tái thực dân hóa từ các đơn vị Vương quốc Anh từ nước láng giềng Ấn Độ tràn qua.

Phương diện quân Miến Điện đến kiểm soát chặt chẽ chính trị, xã hội, văn hóa từ thành thị đến nông thôn và khai thác các nguồn tài nguyên của Miến Điện triệt để. Với sự lãnh đạo yếu kém không có năng lực, các chiến thuật sai lầm và cung cấp không đầy đủ nhu yếu phẩm và quân tiếp viện, phương diện quân Miến Điện thất bại trong việc ngăn chặn sự tấn công, xâm nhập từ các đơn vị Anh QuốcTrung Hoa Dân Quốc từ Vân Nam.

Năm 1944, trung tướng Mutaguchi Renya, chỉ huy tập đoàn quân 15 được chuyển tới phương diện quân Miến Điện, và ông đã ép buộc mở một cuộc tấn công. Kết quả trận Kohimatrận Imphal là một trong những trận đánh thảm họa tồi tệ nhất của quân đội đế quốc Nhật Bản. Những trận đánh tiếp theo tại Mặt trận Miến Điện, quân đội Nhật Bản tiếp tục thua lớn.

Những đơn vị còn lại của phương diện quân Miến Điện đầu hàng quân Đồng Minh tại Mawlamyine vào ngày 15 tháng 8 năm 1945.

Danh sách Chỉ huy[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh[sửa | sửa mã nguồn]

Name From To
1 Trung tướng Kawabe Masakazu 18 Tháng 3, 1943 30 Tháng 8, 1944
2 Trung tướng Kimura Heitaro 30 Tháng 8, 1944 12 Tháng 9, 1945

Tham mưu trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Từ Tới
1 Thiếu tướng Naka Eitaro 18 Tháng 3, 1943 22 Tháng 9, 1944
2 Trung tướng Tanaka Shinichi 22 Tháng 9, 1944 23 Tháng 5, 1945
3 Trung tướng Tsunamasa Shidei 23 Tháng 5, 1945 29 Tháng 7, 1945

Biên chế[sửa | sửa mã nguồn]

Tập đoàn quân 15

Tập đoàn quân 28

Tập đoàn quân 33

Sư đoàn Can Đảm

Sư đoàn Bộ binh 49

Sư đoàn Bộ binh 52

Lữ đoàn Độc lập Hỗn hợp 24

Lữ đoàn Độc lập Hỗn hợp 72

Lữ đoàn Độc lập Hỗn hợp 105

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

  • Latimer, Jon (2004). Burma: The Forgotten War. London: John Murray. ISBN 978-0719565762.
  • Madej, Victor (1981). Japanese Armed Forces Order of Battle, 1937-1945. Game Publishing Company. ASIN: B000L4CYWW.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]