Pseudophryne corroboree

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Pseudophryne corroboree
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Amphibia
Bộ: Anura
Họ: Myobatrachidae
Chi: Pseudophryne
Loài:
P. corroboree
Danh pháp hai phần
Pseudophryne corroboree
Moore, 1953

Pseudophryne corroboree là một loài ếch trong họ Myobatrachidae, bản xứ miền đông nam nước Úc.[2][3]

Loài này được nhà nghiên cứu Fulbright John A. Moore mô tả năm 1953, dựa trên một mẫu vật thu thập ở Towong Hill Station (Trạm đồi Towong) ở Corryong, Victoria, rồi gửi tới bảo tàng Úc. Quản trị viên Roy Kinghorn nhận định đây là loài mới rồi cho phép Moore đứng ra mô tả.[4]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cá thể P. corroboree cái trưởng thành dài 26–31 mm (1,0–1,2 in), còn con đực dài 22–29 mm (0,87–1,14 in);[5] chúng đều có sọc vàng-đen chạy dọc đầu, lưng, bốn chân. Cả đầu và mình đều ngắn, rộng bè, mõm hơi chóp nhọn, ngón chân không có màng. Mống mắt màu đen.[6] Loài họ hàng P. pengilleyi có sọc hẹp hơn, màu ngả về vàng lục.[5]

Môi trường sống và bảo tồn[sửa | sửa mã nguồn]

P. corroboree cư ngụ ở vườn quốc gia Kosciuszko, mạn bắc dãy núi Snowy, phân bố rải rác ở vùng giữa Maragle Range và Smiggin Holes.[7] Dù từng được nhìn nhận là có số lượng đông đảo vào thập niên 1970,[6] số lượng cá thể sụt giảm nghiêm trọng trong thập niên 1980 bởi chytridiomycosis (một bệnh nấm ở lưỡng cư).[8] P. corroboree hiện là một loài cực kỳ nguy cấp,[1] với quần thể hoang dã vào khoảng 30 cá thể.[9] Môi trường sống tự nhiên là đầm lầy chua Sphagnum cao trên 1.200 m (3.900 ft).[6]

Dự án nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt nhằm bảo tồn loài ếch này đã/đang được thực hiện tại bốn cơ sở: Trung tâm nghiên cứu Lưỡng cư (1997), vườn thú Melbourne (2001), vườn thú Taronga (2006), khu bảo tồn Healesville (2007).[8] Đến năm 2018, đã có hơn 400 cá thể P. corroboree trong các vườn thú.[10]

Có năm khu vực nhân giống tại vườn quốc gia Kosciuszko. 2/3 số ếch này chết trong đợt cháy rừng 2019–20. Năm 2022, 100 cá thể từ các dự án nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt được phóng thích ra tự nhiên.[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Jean-Marc Hero; Frank Lemckert; Peter Robertson; Harold Cogger & Murray Littlejohn (2004). Pseudophryne corroboree. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2004: e.T18582A8484537. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ Australian Biological Resources Study (20 tháng 3 năm 2013). “Species Pseudophryne corroboree Moore, 1953”. Australian Faunal Directory. Canberra, Australian Capital Territory: Department of the Environment, Water, Heritage and the Arts, Australian Government. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ Frost, Darrel R. (2022). Pseudophryne corroboree Moore, 1953”. Amphibian Species of the World: An Online Reference. Version 6.1. American Museum of Natural History. doi:10.5531/db.vz.0001. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ Moore, J. A. (1953). “A new species of Pseudophryne from Victoria”. Proceedings of the Linnean Society of New South Wales. 78 (3–4): 179–180.
  5. ^ a b Tyler, Michael (2020). Field Guide to the Frogs of Australia. CSIRO Publishing. tr. 144. ISBN 9781486312474.
  6. ^ a b c Swan, Michael (2020). Frogs and Reptiles of the Murray-Darling Basin A Guide to Their Identification, Ecology and Conservation. CSIRO Publishing. tr. 41, 67. ISBN 9781486311330.
  7. ^ Office of the Environment & Heritage (7 tháng 6 năm 2021). “Southern Corroboree Frog - profile”. Threatened Species. Australian Government. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ a b Mcfadden, Michael; Hobbs, Raelene; Marantelli, Gerry; Harlow, Peter; Banks, Chris; Hunter, David (2011). “Captive management and breeding of the Critically Endangered Southern Corroboree Frog (Pseudophryne corroboree) (Moore 1953) at Taronga and Melbourne Zoos”. Amphibian & Reptile Conservation. 5 (3): 70–87.
  9. ^ a b Proust, Keira (30 tháng 3 năm 2022). “Critically endangered southern corroboree frog conservation efforts ramp up”. ABC News. Australian Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ Garnett, Stephen; Woinarski, John; Lindenmayer, David; Latch, Peter (2018). Recovering Australian Threatened Species: A Book of Hope. CSIRO Publishing. tr. 281–284. ISBN 9781486307425.