Quái nhân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một khối tượng về gã quái nhân khổng lồ ở Đức

Quái nhân (hay còn gọi là người quái dị) thường chỉ tới những sinh vật hình dạng gần giống người và quái vật với kích thước thường biến dị (to hơn bình thường) và tính tình thường rất hung dữ và có thể ăn thịt người, có sức khoẻ mạnh hơn người bình thường. Có nhiều loại người khổng lồ được nhắc tới trong truyền huyền thoại hay truyền thuyết như troll, orge, người khổng lồ (huyền thoại).

Trên thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nền văn hóa thế giới, có các sinh vật sau được gọi là quái nhân:

Quái nhân Troll[sửa | sửa mã nguồn]

Hình minh họa về người khổng lồ của (John Bauer, 1915).

Troll, người khổng lồ độc ác là nhân vật trong Thần thoại Bắc Âu được mô tả dưới dạng một loài sinh vật đáng sợ. Ban đầu, thần thoại Bắc Âu mô tả nó như một kẻ Khổng lồ, mặc dù sau đó, các tác phẩm hội họa và ký họa thường mô tả nó với kích thước nhỏ hơn nhưng vẫn xếp vào loại những kẻ khổng lồ hiểm ác. giống như quỷ ăn thịt người gọi là ogre của Anh (cũng thường được xếp loại người khổng lồ hiện giờ) – thường sống ở chỗ xa xôi hẻo lánh, giống người ở vùng hoang dã, sống dưới những ngọn đồi, Hang hoặc Núi. Trong đảo Faroe, OrkneyShetland đã có những truyện cổ tích, về người khủng lồ gọi là Khủng lồ (trow), được kể trong tiếng Na-Uy vào thời của Người Viking.

Văn học Bắc-Âu, nghệ thuật và âm nhạc từ thời Chủ nghĩa lãng mạn đã miêu tả khác biệt về người khổng lồ – thường thường thuộc chủng tộc thổ dân bản xứ, được trời phú cho kích thước phi thường và đặc biệt là taimũi to quá cỡ. Từ đó, đã có nhiều truyện cổ tích thần tiên như Three Billy Goats Gruff, quái nhân troll đã hình thành trong nhận thức hiện đại của công chúng, và là nhân vật tưởng tượng phổ biến trong văn học hiện đại và được ghép vô thành nhân vật trong các trò chơi điện tử.

Trong thời đại Internet, một con Internet troll, hay đơn giản là troll trong tiếng lóng Internet, là người đăng các thông điệp gây tranh cãi tại một cộng đồng trực tuyến chẳng hạn như diễn đàn thảo luận trực tuyến, với mục đích đặt bẫy để những người dùng khác bị xúc động hay kích động và phản ứng lại. Định nghĩa rộng hơn của khái niệm troll là người đăng các thông điệp với mục đích chính là phá rối hoặc phá vỡ một cộng đồng Internet.

Đá sần sùi với dạng người đàn ông là đặc trưng có thể giải thích tại sao truyện cổ tích dân gian như troll bị biến thành đá bởi ánh sáng hoặc Lời nguyền. Những cục đá này chỉ có thể thấy ở Hamarøy, Na Uy.

Từ dùng troll đã được phát triển qua thời gian. Nó có thể có nghĩa gốc là Siêu tự nhiên hoặc phép thuật và tùy theo từng nơi mà từ troll sẽ có nghĩa khác nhau nhưng chung lại điều có nghĩa tâm địa độc ác, rất nguy hiểm và liên quan tới phép thuật, troll có thể có nghĩa như những vật thể nguyền bí, bao gồm người khổng lồ trong huyền thoại Bắc Âu. Từ tối nghĩa gốc về troll có khi được xuất hiện trong các tác phảm văn học của Bắc Âu. Có thể được xếp vô loại sjötrollet (Troll biển) như là từ cùng nghĩa với havsmannen (Người đàn ông biển) – là người canh giữ linh hồn của biển và gần giống như nam nhưng là bản sao của nữ sjörå (xem huldra).

Trong Skáldskaparmál, nhà thơ Bragi Boddason đã gặp người đàn bà viết về bài thơ thuộc Thời Bắc Âu cũ):

Troll kalla mik
tungl sjötrungnis,
auðsug jötuns,
élsólar böl,
vilsinn völu,
vörð náfjarðar,
hvélsvelg himins –
hvat's troll nema þat?[1]
Tiếng gốc
They call me Troll;
Gnawer of the Moon,
Giant of the Gale-blasts,
Curse of the rain-hall,
Companion of the Sibyl,
Nightroaming hag,
Swallower of the loaf of heaven.
What is a Troll but that?[2]
Tiếng Anh
Họ gọi tôi là Troll;
cặn bã của Mặt Trăng,
Tên khổng lồ của sự nổ tung,
Lời nguyền của cơn bão,
Người bạn của Bà Đồng Cốt,
Ác mộng của mọi nhà,
Kẻ phàm ăn nơi dương thế,
Còn gì là troll ngoài những thứ trên đây?[2]
Tiếng Việt

Các nhiều địa điểm được đặt tên bằng Troll nhất là trong Scandinavia và các phố của Thụy Điển như Trollhättan và ngọn núi Truyền thuyết Trollkyrka (nhà thờ Troll). Những địa danh nổi tiếng nhất Na Uy mang tên Troll là Trollfjorden, Trollheimen, Trollhetta, Trollstigen, TrolltindanTrollveggen.

Quái nhân Ogre[sửa | sửa mã nguồn]

Bức hoạ của Giovanni Lanfranco, một đoạn từ Orlando Furioso, miêu tả Norandino và Lucina khám phá ra ogre khi họ đang đi nghỉ Tuần trăng mật.

Ogre thuộc loại Người khổng lồ, độc ác và đáng sợ có đặc tính ngườiQuái vật, đặc trưng trong Thần thoại, truyện cổ tích dân gian và khoa học giả tưởng. Ogre thường được miêu tả trong các truyện cổ tích thần tiên như là quái nhân ăn thịt người, và đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm kinh điển của văn học. Trong Nghệ thuật, ogre thường được miêu tả với cái đầu khổng lồ, nhiều tóc và râu ria, tính tham ăn, và cơ thể khoẻ như trâu. Thuật ngữ orge (tương tự như Ông kẹ trong tiếng lóng Việt Nam) thường được sử dụng trong một ý nghĩa ẩn dụ về con người kinh tởm hay bóc lột, đối xử tàn bạo hoặc ăn tươi nuốt sống nạn nhân của họ.

Người khổng lồ[sửa | sửa mã nguồn]

Người khổng lồ Fafner và Fasolt giết Freyja trong sự minh hoạ của Arthur Rackham trong Richard Wagner Der Ring des Nibelungen.

Trong Huyền thoạiTruyền thuyết của rất nhiều nền Văn hoá khác nhau. Người khổng lồ thường có dạng giống người nhưng có kích thước khổng lồ và sức khoẻ phi thường. Bên tiếng Anh "Giant" được sử dụng thường xuyên, lấy nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (γίγαντες). Trong các huyền thoại Ấn-Âu, người khổng lồ giant được miêu tả như các sinh vật nguyên sinh, sơ khai và liên quan đến sự hỗn loạn và thiên nhiên hoang dã. Họ thường xuyên xung đột với Chúa hoặc các vị Thần của Olympian, thần Hindu hoặc thần trong thần thoại Bắc Âu.

Cũng có những câu chuyện khác miêu tả gã khổng lồ trong Cựu Ước, có lẽ nổi tiếng nhất là người khổng lồ Goliath. Có khả năng siêu năng lực và sức khoẻ vật chất tương đối, có cuộc sống thọ hơn loài người, nhưng về kiến thức thì hạn hẹp. Truyện cổ tích như là "Jack và Beanstalk" đã hình thành nhận thức hiện đại của công chúng về quái nhân khổng lồ như là ngu ngốc và bạo lực, thường xuyên ăn thịt người, đặc biệt là con nít. Tuy nhiên, trong một số miêu tả gần đây, như là trong truyện của tác giả người Anh Roald Dahl, một số người khổng lồ được diễn tả là thông minh và thân thiện.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bragi & Tröllkona: Lausavísur”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  2. ^ a b “Traces of the Norse Mythology in the Isle of Man, by P,M.C. Kermode [1904]”. sacred-texts.com.