Quốc kỳ New Zealand

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
New Zealand
Sử dụngQuốc kỳcờ hiệu nhà nước Reverse side is mirror image of obverse side
Tỉ lệ1:2
Ngày phê chuẩn24 tháng 3 năm 1902; 122 năm trước (1902-03-24)
(Sử dụng từ năm 1869)
Thiết kếMột Lam thuyền kỳ Anh Quốc với bốn ngôi sao năm cánh màu đỏ với viền trắng tượng trưng cho Nam Thập Tự.
Thiết kế bởiAlbert Hastings Markham
Biến thể của New Zealand
TênCờ hiệu đỏ New Zealand
Sử dụngCờ hiệu dân sự Reverse side is mirror image of obverse side
Tỉ lệ1:2
Ngày phê chuẩnCông bố năm 1903.
Thiết kếMột Hồng thuyền kỳ Anh Quốc với bốn ngôi sao năm cánh màu trắng tượng trưng cho Nam Thập Tự.
Cờ biến thể của New Zealand
TênCờ hiệu trắng New Zealand
Sử dụngCờ hiệu hải quân Reverse side is mirror image of obverse side
Tỉ lệ1:2
Ngày phê chuẩnCông bố năm 1968.
Thiết kếMột Bạch thuyền kỳ Anh Quốc với bốn ngôi sao năm cánh màu đỏ tượng trưng cho Nam Thập Tự.
Cờ biến thể của New Zealand
TênCờ hiệu Không quân Hoàng gia New Zealand
Sử dụngCờ hiệu không quân hoàng gia
Tỉ lệ1:2
Ngày phê chuẩnCông bố năm 1939.
Thiết kếMột biến thể của Cờ hiệu Không quân Hoàng gia với các chữ cái "NZ" màu trắng chồng lên trên vòng tròn đỏ trung tâm.

Quốc kỳ New Zealand (tiếng Māori: Te haki o Aotearoa[1]), còn được gọi là Cờ hiệu New Zealand,[2] là lá cờ dựa trên Cờ hiệu hàng hải của Anh – một lá cờ màu xanh với quốc kỳ Liên hiệp Anh ở góc phía trên – cùng với bốn ngôi sao màu đỏ nằm giữa bốn ngôi sao màu trắng, tượng trưng cho chòm sao Nam Thập Tự.[3]

Quốc kỳ đầu tiên của New Zealand được quốc tế chấp nhận là cờ của Liên hiệp các bộ tộc New Zealand, được thông qua vào năm 1834, sáu năm trước khi New Zealand tách khỏi New South Wales và trở thành một thuộc địa riêng biệt sau khi ký kết Hiệp ước Waitangi năm 1840. Lá cờ bởi một hội đồng các thủ lĩnh người Maori tại Waitangi lựa chọn vào năm 1834, có hình thánh giá của Thánh George với một cây thánh giá khác ở góc có bốn ngôi sao trên nền màu xanh lam. Sau khi thành lập thuộc địa vào năm 1840, cờ hiệu của Anh bắt đầu được sử dụng. Quốc kỳ hiện tại được thiết kế và thông qua để sử dụng trên các con tàu của thuộc địa vào năm 1869, nhanh chóng trở thành làm quốc kỳ của New Zealand và được công nhận theo luật định vào năm 1902.

Trong nhiều thập kỷ đã có cuộc tranh luận về việc thay đổi quốc kỳ.[4] Năm 2016, một cuộc trưng cầu dân ý ràng buộc hai giai đoạn về việc thay đổi quốc kỳ đã diễn ra với việc bỏ phiếu ở giai đoạn cuối cùng thứ hai kết thúc vào ngày 24 tháng 3. Trong cuộc trưng cầu dân ý này, nước này đã bỏ phiếu giữ lá cờ hiện tại với tỷ lệ 57% so với 43%.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Wilson, John (16 tháng 9 năm 2016). “Tuakiri o Aotearoa me te kāwanatanga - Te tuakiri o Aotearoa”. Te Ara: The Encyclopedia of New Zealand (bằng tiếng Māori). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2019.
  2. ^ “Flags, Emblems, and Names Protection Act 1981 No 47 (as at 03 June 2017), Public Act – New Zealand Legislation”. legislation.govt.nz. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ “Flags”. Ministry for Culture and Heritage. 23 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2011.
  4. ^ Jones, Anna (24 tháng 3 năm 2016). “The tangled tale of New Zealand's flag debate”. BBC News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2019.
  5. ^ “New Zealand votes to keep current flag”. BBC News. 24 tháng 3 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2019.

Tài liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Malcolm Mulholland (2016). “New Zealand Flag Facts” (PDF). New Zealand Flag Consideration Panel. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]