Roh Su-hui

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Roh Su-hui
노수희
Quốc tịch Hàn Quốc
Cáo buộc hình sựVi phạm Đạo luật An ninh Quốc gia

Roh Su-hui[a] (Tiếng Hàn노수희; Hanja盧秀熙) là một nhà hoạt động chính trị người Hàn Quốc bị bắt giữ vào năm 2012 do vi phạm Đạo luật An ninh Quốc gia của Hàn Quốc.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Roh là phó chủ tịch Liên minh Toàn quốc Thống nhất Triều Tiên ở phía nam (Pomminryon).[2] Ông được NBC News mô tả là "lãnh đạo của một nhóm người Hàn Quốc có thái độ thân thiện với phía Triều Tiên".[3]

Bắt giữ[sửa | sửa mã nguồn]

Roh bị bắt giữ vào tháng 7 năm 2012 sau khi trở về từ một chuyến đi Triều Tiên trái phép thông qua Khu vực an ninh chung (JSA) ở Bàn Môn Điếm; tại đây ông đã kêu gọi thống nhất hai miền Triều Tiên và chỉ trích gay gắt chính sách cứng rắn của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak về vấn đề Triều Tiên.[4][5] Khi tới khu JSA, ông được đưa tiễn bởi một nhóm lớn người Triều Tiên mang theo hoa và cờ Triều Tiên thống nhất. Đoạn video do Associated Press ghi lại cho thấy tại thời điểm này, phía bên kia biên giới đã có rất nhiều quan chức an ninh và binh lính Hàn Quốc đứng chờ sẵn để chuẩn bị bắt giữ ông.[6] Ngay khi vừa đặt chân lên đất Hàn Quốc, Ro ngay lập tức bị khống chế và bế đi, khiến cho những người Triều Tiên phía bên kia tức giận và liên tục chửi bới, phản đối hành động của phía Hàn Quốc. Không có binh lính nào của Triều Tiên can thiệp vào vụ bắt giữ. Trước đó Ro đã vào Triều Tiên trái phép qua Trung Quốc vào tháng 3 để dự lễ kỷ niệm 100 ngày mất của nhà lãnh đạo Kim Jong-il.[7] Đến tháng 2 năm 2013, ông bị kết án 4 năm tù, sau đó Tóa án Quận Trung tâm Seoul còn ra phán quyết tước quyền bầu cử của ông thêm 3 năm sau khi ra tù.[2] Ông được ra tù vào tháng 7 năm 2016.

Bản án của tòa ghi "hình phạt nghiêm khắc là không thể tránh khỏi do [Ro] đã bí mật vào Triều Tiên khi chưa được phép". Một nhà hoạt động khác là Won Jin-wook cũng nhận bán án 3 năm tù do đã liên hệ với các quan chức Triều Tiên để sắp xếp cho chuyến đi của Ro.[7]

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ bắt giữ Roh được hãng tin Mỹ NK News cho là "một chiến thắng rõ ràng nhưng không cần thiết về mặt tuyên truyền" cho phía Triều Tiên.[8] Một bài viết trên tờ The Guardian cho rằng: "Vụ bắt giữ này chỉ tạo được sự chú ý rất nhỏ trên truyền thông phương Tây, một điều đôi chút bất ngờ bởi câu chuyện về một Triều Tiên nồng ấm và một Hàn Quốc lạnh nhạt thường không giống với những thông điệp hay được các hãng ở châu Âu vầ Mỹ đưa ra trong suốt hai thập kỷ qua."[9]

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên cho rằng "vụ bắt giữ đã khiến người dân Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tức giận" và gọi đây là sự vi phạm nhân quyền.[10]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Có thể viết thành Ro Su-hui hoặc No Su-hui

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Südkoreaner nach Rückkehr aus Nordkorea verhaftet” [South Korean arrested after returning from North Korea]. Der Spiegel (bằng tiếng Đức). ngày 5 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ a b “Pro-N. Korean activist gets jail term for illegal trip to Pyongyang”. Yonhap News. ngày 8 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  3. ^ “South Korea activist arrested as he steps across border on return from North”. NBC News. ngày 5 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ “South Korea Arrests Activist After Unauthorized Trip to North”. New York Times. ngày 5 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ “South Korean unification activist arrested on return from N Korea”. BBC News. ngày 6 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ Associated Press Archive (ngày 31 tháng 7 năm 2015). “SKorean activist No Su-hui arrested as he returns from unauthorised trip to the North - YouTube”. www.youtube.com. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ a b “South Korean activists jailed for visit to North”. South China Morning Post. ngày 8 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  8. ^ “An Unnecessary Propaganda Victory for Pyongyang”. NK News. ngày 6 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  9. ^ “South Korea good, North Korea bad? Not a very useful outlook”. The Guardian. ngày 19 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  10. ^ “DPRK People Enraged at S. Korean Regime's Abuse of Human Rights”. KCNA. ngày 7 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]