Chó sói Mexico

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Sói Mexico)
Chó sói Mexico
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Canidae
Chi (genus)Canis
Loài (species)C. lupus
Phân loài (subspecies)C. l. baileyi
Danh pháp ba phần
Canis lupus baileyi
(Nelson & Goldman, 1929)

Chó sói Mexico (Canis lupus baileyi) là một phân loài của sói xám từng phân bố ở phía đông nam bang Arizona, miền nam bang New Mexico, miền tây bang Texas thuộc Hoa Kỳ và miền bắc Mexico.

Chó sói Mexico là phân loài sói xám có kích thước nhỏ nhất tại khu vực Bắc Mỹ,[2] và khá tương đồng về hình dáng với chó sói bình nguyên Bắc Mỹ (C. l. nubilus), dù sói Mexico có kích thước hộp sọ nhỏ hơn, dẹp hơn và có tấm da sẫm màu hơn. Chó sói Mexico có bộ lông màu vàng xám và nhiều vân xen kẽ lông đen tại vùng lưng và đuôi.[3] Tổ tiên của loài này có khả năng là những con sói xám đầu tiên đến vùng đất Bắc Mỹ sau sự tuyệt chủng của chó sói Beringia.[4]

Chó sói Mexico là phân loài sói xám có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất ở Bắc Mỹ, đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên vào giữa thế kỷ 20 do săn bắn, đặt bẫy, đầu độc và đào bắt sói con từ hang. Sau khi được liệt kê vào danh sách bảo vệ của Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 1976, Hoa Kỳ và Mexico đã hợp tác để bắt giữ tất cả các cá thể sói Mexico còn lại trong tự nhiên. Biện pháp cực đoan này đã ngăn chặn sự tuyệt chủng của phân loài sói này. Năm con sói Mexico hoang dã (bốn con đực và một con cái đang mang thai) đã được bắt sống ở Mexico từ năm 1977 đến năm 1980 và được dùng để bắt đầu một chương trình nhân giống nuôi nhốt. Từ chương trình này, những con sói Mexico nuôi nhốt đã được thả vào các khu vực ở Arizona và New Mexico bắt đầu vào năm 1998 để hỗ trợ các loài động vật tái hòa nhập vào môi trường tự nhiên, ở những vùng chúng từng sinh sống trước đó.[5]

Tính đến năm 2017, có 143 con sói Mexico sống hoang dã và 240 con trong các chương trình nhân giống nuôi nhốt.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Guertin, Stephen (ngày 16 tháng 1 năm 2015). “Endangered and Threatened Wildlife and Plants; Revision to the Regulations for the Nonessential Experimental Population of the Mexican Wolf” (PDF). Federal Register. 80 (11): 2512. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ Mech, L. David (1981), The Wolf: The Ecology and Behaviour of an Endangered Species, University of Minnesota Press, p. 350, ISBN 0-8166-1026-6
  3. ^ Bailey, V. (1932), Mammals of New Mexico. U.S. Department of Agriculture, Bureau of Biological Survey. North American Fauna No. 53. Washington, D.C. Pages 303-308.
  4. ^ Chambers SM, Fain SR, Fazio B, Amaral M (2012). “An account of the taxonomy of North American wolves from morphological and genetic analyses”. North American Fauna. 77: 1–67. doi:10.3996/nafa.77.0001. Note:"The findings and conclusions in this article are those of the author(s) and do not necessarily represent the views of the U.S. Fish and Wildlife Service."Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Nie, M. A. (2003), Beyond Wolves: The Politics of Wolf Recovery and Management, University of Minnesota Press, pp. 118-119, ISBN 0816639787
  6. ^ Heffelfinger, James R; Nowak, Ronald M; Paetkau, David (2017). “Clarifying historical range to aid recovery of the Mexican wolf”. The Journal of Wildlife Management. 81 (5): 766. doi:10.1002/jwmg.21252.