Sư đoàn 1 (Đế quốc Đức)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sư đoàn 1
Sư đoàn 1 Bộ binh
1. Division
1. Infanterie-Division
Tất cả các lá cờ của đơn vị đồn trú Königsberg
Hoạt động1818–1919
Quốc gia Vương quốc Phổ
 Đế quốc Đức
Phân loạiBộ binh
Quy môKhoảng 10.000 người
Bộ phận củaQuân đoàn I (I. Armee-Korps)
Bộ chỉ huyKönigsberg (1818–1919)
Tham chiếnChiến tranh Áo – Phổ

Chiến tranh Pháp–Phổ

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Sư đoàn 1 (Tiếng Đức: 1. Division) còn được gọi là Sư đoàn 1 Bộ binh (Tiếng Đức: 1. Infanterie-Division) là một đơn vị cấp sư đoàn của Phổ và sau đó là Lục quân Đế quốc Đức.[1] Sư đoàn 1 ban đầu được thành lập vào tháng 3 năm 1816 với tư cách là một Lữ đoàn (Truppen-Brigade)[2][3] tại Königsberg và mở rộng thành Sư đoàn 1 vào ngày 5 tháng 9 năm 1818.[4] Từ sự hình thành của Quân đoàn vào năm 1820, sư đoàn trực thuộc Quân đoàn I (I. Armee-Korps).[5] Sư đoàn 1 bị giải thể vào năm 1919, trong quá trình giải ngũ của Quân đội Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Biên chế[sửa | sửa mã nguồn]

Biên chế thời bình năm 1914[sửa | sửa mã nguồn]

Biên chế khi tổng động viên năm 1914[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lữ đoàn bộ binh số 1 (1. Infanterie-Brigade)
    • Trung đoàn xung kích "Thái tử Friedrich III" (Đông Phổ số 1) số 1 (Grenadier-Regiment „Kronprinz“ (1. Ostpreußisches) Nr. 1)
    • Trung đoàn bộ binh "von Boyen" (Đông Phổ số 5) số 41 (Infanterie-Regiment „von Boyen“ (5. Ostpreußisches) Nr. 41)
  • Lữ đoàn bộ binh số 2 (2. Infanterie-Brigade)
    • Trung đoàn xung kích "Vua Friedrich Wilhelm I" (Đông Phổ số 2) số 3 (Grenadier-Regiment „König Friedrich Wilhelm I.“ (2. Ostpreußisches) Nr. 3)
    • Trung đoàn bộ binh "Công tước Karl von Mecklenburg-Strelitz" (Đông Phổ số 6) số 43 (Infanterie-Regiment „Herzog Karl von Mecklenburg-Strelitz“ (6. Ostpreußisches) Nr. 43)
  • Trung đoàn khinh kỵ "Bá tước zu Dohna" (Đông Phổ) số 8 (Ulanen-Regiment „Graf zu Dohna“ (Ostpreußisches) Nr. 8)
  • Lữ đoàn pháo binh dã chiến số 1 (1. Feldartillerie-Brigade)
    • Trung đoàn pháo binh dã chiến số 1 Đông Phổ số 16 (1. Ostpreußisches Feldartillerie-Regiment Nr. 16)
    • Trung đoàn pháo binh dã chiến số 2 Đông Phổ số 52 (2. Ostpreußisches Feldartillerie-Regiment Nr. 52)
  • Đại đội 1/Tiểu đoàn công binh "Thân vương Radziwill" (Đông Phổ) số 1 (1. Kompanie/Pionier-Bataillon „Fürst Radziwill“ (Ostpreußisches) Nr. 1)

Biên chế ngày 8 tháng 3 năm 1918[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lữ đoàn bộ binh số 1 (1. Infanterie-Brigade)
    • Trung đoàn xung kích "Thái tử Friedrich III" (Đông Phổ số 1) số 1 (Grenadier-Regiment „Kronprinz“ (1. Ostpreußisches) Nr. 1)
    • Trung đoàn xung kích "Vua Friedrich Wilhelm I" (Đông Phổ số 2) số 3 (Grenadier-Regiment „König Friedrich Wilhelm I.“ (2. Ostpreußisches) Nr. 3)
    • Trung đoàn bộ binh "Công tước Karl von Mecklenburg-Strelitz" (Đông Phổ số 6) số 43 (Infanterie-Regiment „Herzog Karl von Mecklenburg-Strelitz“ (6. Ostpreußisches) Nr. 43)
    • Abteilung Xạ thủ Súng máy số 31
    • Trung đoàn khinh kỵ "Bá tước zu Dohna" (Đông Phổ) số 8 (Ulanen-Regiment „Graf zu Dohna“ (Ostpreußisches) Nr. 8)
  • Tư lệnh pháo binh số 1
    • Trung đoàn pháo binh dã chiến số 1 Đông Phổ số 16 (1. Ostpreußisches Feldartillerie-Regiment Nr. 16)
    • Tiểu đoàn 1/Trung đoàn pháo binh bộ binh Hạ Sachsen số 10 (I. Bataillon/Niedersächsisches Fußartillerie-Regiment Nr. 10)
  • Tiểu đoàn công binh số 110
  • Tư lệnh tình báo sư đoàn số 1

Những chỉ huy đáng chú ý[sửa | sửa mã nguồn]

  • August Wilhelm Graf von Kanitz (1839–1842) - sau này là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Phổ (1848)
  • August von Stockhausen (1848) - sau này là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Phổ (1850–1851)
  • Karl Friedrich von Steinmetz (1857–1863) - sau này là Thống chế (Generalfeldmarschall) của Đức
  • Julius von Verdy du Vernois (1883–1887) - nhà lý luận quân sự, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Phổ (1889–1890)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Từ cuối những năm 1800, Quân đội Phổ thực sự là Quân đội Đức, vì trong thời kỳ thống nhất nước Đức (1866–1871), các quốc gia của Đế quốc Đức đã ký kết các công ước với Phổ về quân đội của họ và chỉ có Quân đội Bayern vẫn hoàn toàn tự chủ.
  2. ^ Günter Wegner, Stellenbesetzung der deutschen Heere 1815–1939. (Biblio Verlag, Osnabrück, 1993), Bd. 1, tr. 90.
  3. ^ Claus von Bredow, bearb., Historische Rang- und Stammliste des deutschen Heeres (1905), tr.232
  4. ^ Wegner, tr. 90.
  5. ^ Wegner, tr. 43.