Bước tới nội dung

Sam hạt đỏ lá dài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sam hạt đỏ lá dài
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Pinophyta
Lớp (class)Pinopsida
Bộ (ordo)Pinales
Họ (familia)Taxaceae
Chi (genus)Taxus
Loài (species)T. wallichiana
Danh pháp hai phần
Taxus wallichiana
Zucc.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Taxus baccata subsp. wallichiana

Sam hạt đỏ lá dài[1][2][3] hay còn gọi sam đỏ lá dài,[4] thanh tùng,[5] thông đỏ lá dài, thông đỏ,[6] thông đỏ nam, thông đỏ Hymalaia[7] (danh pháp hai phần: Taxus wallichiana), là loài thực vật phân bổ từ đông Afghanistan đến phía tây tỉnh Vân Nam thuộc tây nam Trung Quốc, kéo dài xuống phía nam tới Việt Nam, ở độ cao 100–3.500 m.[8][9]

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số loài thông ở đông nam Trung Quốc, Đài Loan, Việt NamPhilippines cũng được một số tác giả xếp vào loài Taxus wallichiana, cụ thể là T. wallichiana var. chinensis (Pilger) Florin[10] tuy nhiên chúng thường được xếp thành loài riêng Taxus chinensis.[8][9]

Tại Việt Nam, sam hạt đỏ lá dài (Taxus wallichiana hay Taxus baccata subsp. wallichiana) được xếp vào Danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm[11].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trang 75, Thực vật rừng - Giáo trình Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; Lê Mộng Chân - Nguyễn Thị Huyên; Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000.
  2. ^ Trang 189, Cây cỏ có ích ở Việt Nam - Tập 1; Võ Văn Chi - Trần Hợp; Nhà xuất bản Giáo dục - 1999.
  3. ^ Trang 529, Sách đỏ Việt Nam - Phần 2: Thực vật; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
  4. ^ Mục loài 3317, Tên cây rừng Việt Nam; Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm - Bộ NN&PTNT; Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000.
  5. ^ Mục loài 911, Cây cỏ Việt Nam; Phạm Hoàng Hộ; Nhà xuất bản Trẻ - 2000.
  6. ^ Trang 19, Giáo trình Thực vật và đặc sản rừng - Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh; Nguyễn Thượng Hiền - 2005.
  7. ^ “Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2014.
  8. ^ a b Farjon, A. (1998). World Checklist and Bibliography of Conifers. Royal Botanic Gardens, Kew ISBN 1-900347-54-7.
  9. ^ a b Rushforth, K. (1987). Conifers. Helm ISBN 0-7470-2801-X.
  10. ^ Flora of China: Taxus wallichiana
  11. ^ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]